Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển

  • Rong biển là nguồn cung cấp protein, các axit amine và peptid sinh học quý giá
    Rong biển là nguồn cung cấp protein, các axit amine và peptid sinh học quý giá
    Rong biển là nguồn protein, peptide hoạt tính sinh học và acid amine phong phú, có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp, y dược, sinh học (Beaulieu et al., 2016, Jo et al., 2016). Hàm lượng protein dao động từ 3 – 47% trọng lượng khô, tùy theo loài. Ví dụ, Porphyra tenera chứa 47% protein hoặc Palmaria palmata là 35% (Fleurence, 1999). Hai nhóm protein có hoạt tính sinh học nổi bật là lectin và phycobiliprotein có mặt trong đa số các loài rong biển. Lectin là một nhóm các protein gắn carbohydrate có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư và HIV. Lectin từ rong biển có khối lượng phân tử nhỏ hơn khối lượng phân tử của lectin từ thực vật bậc cao, do đó thích hợp cho việc sử dụng làm chất dẫn truyền thuốc (Đặng Diễm Hồng et al., 2008). Lectin đã được phân tách thành công từ một số loài rong biển bao gồm Eucheuma sp. và Codium sp.. Còn phycobiliproteins có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm cholesterol và kháng virus cũng đã được thu nhận từ một số loài rong đỏ. Ngoài ra, Rhodophyceae có chứa protein phycoerythrin (PE) được sử dụng trong các ứng dụng công nghệ sinh học như thuốc nhuộm miễn dịch huỳnh quang. ...
  • Hội nghị tư vấn đánh giá hồ sơ đề tài tiềm năng cấp Bộ
    Hội nghị tư vấn đánh giá hồ sơ đề tài tiềm năng cấp Bộ
    Sáng ngày 13/8/2020, Viện nghiên cứu Hải sản tổ chức Hội nghị Tư vấn đánh giá hồ sơ đề tài tiềm năng cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2021, tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển rong câu ở các tỉnh phía Bắc” do Th.S Đỗ Anh Duy làm chủ nhiệm. Tới dự Hội nghị có Lãnh đạo Viện, Kế toán trưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, các thành viên tham gia đề tài tham dự. TS. Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng chủ trì Hội nghị. ...
  • Hội thảo triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm bào ngư vành tai
    Hội thảo triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm bào ngư vành tai
    Chiều ngày 22/5/2020, Viện nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo triển khai Dự án "Sản xuất thử nghiệm bào ngư vành tai" do Th.S Lại Duy Phương làm Chủ nhiệm. Tới dự Hội thảo có Lãnh đạo Viện, Trưởng phó các đơn vị, chuyên gia trong lĩnh vực nuôi biển và các cán bộ khoa học có quan tâm. TS. Nguyễn Phi Toàn, Phó Viện trưởng chủ trì Hội thảo. Hội thảo triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm bào ngư vành tai ...
  • Nuôi biển Việt Nam và vai trò của chương trình tín dụng đầu tư trong nuôi biển
    Nuôi biển Việt Nam và vai trò của chương trình tín dụng đầu tư trong nuôi biển
    Việt Nam là quốc gia có rất nhiều lợi thế để phát triển nuôi biển. Mới đây, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã có công văn số 67/2014/CVVSA đề nghị bổ sung các chủ cơ sở nuôi biển, cơ sở sản xuất giống hải sản và các cơ sở sản xuất trang thiết bị, vật tư, hàng hóa phục vụ nuôi biển công nghiệp vào nhóm đối tượng được hưởng các chính sách tiếp cận tín dụng. ...
  • Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh giai đoạn 2015-2019
    Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh giai đoạn 2015-2019
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và xuất khẩu tôm. Diện tích và sản lượng tôm nuôi tăng (chủ yếu nhờ tôm thẻ chân trắng). Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng mạnh và ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu. ...
  •  Bảo tồn giống cá Mỵ quý hiếm
    Bảo tồn giống cá Mỵ quý hiếm
    Cá Mỵ là giống cá đặc sản nhưng có nguy cơ tuyệt chủng ở Hà Giang. Bảo tồn loài cá này, Trung tâm Thủy sản tỉnh Hà Giang đang nghiên cứu, nhân giống. ...
  • Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”
    Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”
    Rong biển là nhóm thực vật thủy sinh bậc thấp sống ở biển và vùng ven biển, có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái biển và với đời sống của con người. Ngoài giá trị về môi trường, sinh thái như tham gia vào chu trình dinh dưỡng của thủy vực, là nơi sống, nơi trú ẩn, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật (nhất là thời kỳ con non)… rong biển còn có giá trị rất lớn đối với các hoạt động sống của con người như cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (chiết xuất keo agar, alginate, carrageenan…), các hợp chất sinh học (axit amin, kích thích tố sinh trưởng...), làm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, thuốc chữa bệnh cho con người… Mặt khác, do có sinh lượng lớn nên rong biển đã tạo ra nguồn vật chất hữu cơ khá lớn cho hệ sinh thái biển. Rong biển không chỉ cung cấp sản phẩm sơ cấp trực tiếp vào môi trường biển mà còn cung cấp vật bám cho các loài sinh vật trong giai đoạn con non, tạo ra một quần thể có năng suất sinh học cao. Do rong biển có ý nghĩa khoa học và kinh tế cao như vậy, cho nên các quốc gia có biển đều chú trọng nghiên cứu khai thác, nuôi trồng, chế biến và sử dụng rong biển. ...
  • Kiểm tra, thẩm định sản phẩm nhiệm vụ “Rong biển kinh tế”
    Kiểm tra, thẩm định sản phẩm nhiệm vụ “Rong biển kinh tế”
    Rong nho biển có tên khoa học là Caulerpa lentillifera J.Agardh, 1837 và rong sụn có tên khoa học là Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty ex P.C.Silva, 1996, đây đều là những loài rong biển có giá trị cao, chứa nhiều chất khoáng, vi lượng và vitamin, rất có lợi cho sức khỏe con người; là nguồn thực phẩm rất có giá trị và là nguyên liệu chính để chiết xuất keo carrageenan. ...
  • Tăng cường công tác Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
    Tăng cường công tác Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
    Để thực hiện đồng bộ các hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. ...