Tin tức - Sự kiện

  • Hội thảo triển khai nhiệm vụ cấp Bộ “Thử nghiệm công nghệ nuôi cấy tế bào trần sản xuất giống rong cải biển Ulva lactuca tại Việt Nam”
    Hội thảo triển khai nhiệm vụ cấp Bộ “Thử nghiệm công nghệ nuôi cấy tế bào trần sản xuất giống rong cải biển Ulva lactuca tại Việt Nam”
    Rong Ulva (Ulvales) còn được gọi là rong cải biển hay rau diếp biển, thường bắt gặp ở các vùng bờ đá ven biển, cửa sông. Tản rong Ulva có cấu trúc mở rộng như chiếc lá và thường có biến đổi rõ rệt về mặt hình thái, màu sắc theo mùa vụ. Màu sắc của phiến lá thay đổi từ xanh đậm đến vàng nhạt. Tản rong Ulva mỏng, phân tầng (với hai lớp tế bào dính chặt vào nhau), các tản rong có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh, được gắn ở một thân ngắn và các thân rễ phân nhánh ở gốc. Thông thường, tản rong Ulva có chiều dài lên tới 30-50 cm nhưng cũng có thể đạt tới kích cỡ 1,0 m (Mantri và cs. 2020). Thành tế bào rong Ulva chứa hợp chất quan trọng - Ulvan, hợp chất sinh học có hoạt tính chống ô xy hóa và được ứng dụng nhiều trong y dược (Lahaye & Robic, 2007). ...
  • Hội thảo triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi bào ngư (Haliotis sp.) thương phẩm”
    Hội thảo triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi bào ngư (Haliotis sp.) thương phẩm”
    Bào ngư thường được biết đến là loại hải sản quý hiếm với nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ở Việt Nam, theo tài liệu công bố của Hylleberg (2003) có 6 loài bào ngư phân bố, bao gồm: bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846), bào ngư dài (H. varia Linnaeus, 1758 ), bào ngư bầu dục (H. ovina Gmelin, 1791), bào ngư vành tai (H. asinina Linnaeus, 1758), bào ngư xanh (H. glabra Gmelin, 1791) và bào ngư đất (H. japonica Reeve, 1846). Trong số đó, bào ngư chín lỗ, bào ngư vành tai là 2 loài có giá trị kinh tế cao và đã được nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm. ...
  • Hội thảo triển khai nhiệm vụ cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa hệ thống thiết bị khai thác cho nghề lưới vây”
    Hội thảo triển khai nhiệm vụ cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa hệ thống thiết bị khai thác cho nghề lưới vây”
    Nghề lưới vây là một trong những nghề có giá trị quan trọng trong cơ cấu nghề khai thác hải sản ở vùng khơi biển nước ta. Tuy nhiên, hiện nay quy trình khai thác trên các đội tàu khai thác vùng khơi chủ yếu là bán cơ giới, các thao tác trên tàu vẫn bằng thủ công, tốn nhiều nhân lực và không an toàn. Việc này đã làm nảy sinh rất nhiều bất cập, tồn tại trong quá trình hoạt động như: số mẻ lưới giảm; an toàn lao động không đảm bảo; chất lượng sản phẩm khai thác và hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt, cần rất nhiều lao động phục vụ cho hoạt động đánh bắt trên biển nhưng hiện nay lạo dộng trong khai thác hỉa sản đang có xu hướng giảm mạnh, trong khi số lượng tàu cá lại có xu hướng tăng lên nên đã gây rất nhiều khó khăn cho các chủ tàu trong việc tìm kiếm nhân công để thực hiện các chuyến biển, thực tế đã có nhiều tàu phải nằm bờ do không có đủ lao động để đi biển. Đứng trước những khó khăn và thử thách đã nêu trên, giải pháp cơ giới hóa, hiện đại hóa trong các nghề khai thác là một giải pháp cần thiết và cấp bách và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/09/2022 về việc phê duyệt chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030, với mục tiêu đến 2030. ...

Thông tin Khoa học

Đề tài khoa học

Thông báo

Dự báo trường hải dương

Thư viện ảnh, video