Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển

  • Đào tạo kỹ năng điều tra và giám sát đa dạng sinh học biển cho vườn Quốc gia Bái tử long - Quảng Ninh
    Đào tạo kỹ năng điều tra và giám sát đa dạng sinh học biển cho vườn Quốc gia Bái tử long - Quảng Ninh
    Trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác giữa Viện nghiên cứu Hải sản và Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Phòng nghiên cứu Bảo tồn biển đã triển khai các hoạt động đào tạo về kỹ năng điều tra, khảo sát hiện trường và phân tích thí nghiệm nghiên cứu phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học biển cho 06 cán bộ của Vườn Quốc gia Bái Tử Long. ...
  • Hội nghị nghiệm thu cơ sở kết quả thực hiện điều tra cơ bản I.2
    Hội nghị nghiệm thu cơ sở kết quả thực hiện điều tra cơ bản I.2
    Sáng ngày 28/12/2015 , Hội đồng Khoa học & Đào tạo Viện nghiên cứu Hải sản tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở kết quả thực hiện tiểu dự án cơ bản, tên dự án: “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” do PGS. TS Đỗ Văn Khương làm Chủ nhiệm. ...
  • Thả giống bào ngư tại Cô Tô, Quảng Ninh
    Thả giống bào ngư tại Cô Tô, Quảng Ninh
    Sáng ngày 21/9/2015, đề tài “Thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846) tại Cô Tô, Quảng Ninh bằng nguồn giống nhân tạo” phối hợp với các hộ dân tại huyện đảo Cô Tô tổ chức lễ thả con giống bào ngư nhằm thử nghiệm các mô hình nuôi thương phẩm bào ngư. ...
  • Thả phao phân vùng tại Vườn Quốc gia Cát Bà
    Thả phao phân vùng tại Vườn Quốc gia Cát Bà
    Trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác giữa Viện nghiên cứu Hải sản và Vườn Quốc gia Cát Bà, nhóm nghiên cứu của Phòng nghiên cứu Bảo tồn biển đã triển khai các hoạt động đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô, nguồn lợi cá rạn san hô, nhóm động vật đáy cỡ lớn trên rạn và chất lượng môi trường tại khu vực ven biển quần đảo Cát Bà. Số liệu đánh giá hiện trạng phát triển của hệ sinh thái rạn san hô sẽ làm cơ sở khoa học cho công tác thiết lập vùng bảo vệ, giám sát và phát triển hệ sinh thái rạn san hô theo định hướng phát triển bền vững. <br><br> ...
  • Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ theo VietGAP tại Móng Cái, Quảng Ninh
    Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ theo VietGAP tại Móng Cái, Quảng Ninh
    Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 4 năm 2015 tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ theo VietGAP cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông các trạm và khuyến nông viên cơ sở thuộc các địa phương: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Quảng Yên.<br> ...
  • HỘI THẢO THANH NIÊN CHI ĐOÀN BẢO TỒN – MÔI TRƯỜNG – NUÔI BIỂN
    HỘI THẢO THANH NIÊN CHI ĐOÀN BẢO TỒN – MÔI TRƯỜNG – NUÔI BIỂN
    Chào mừng kỷ niệm 56 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và ngày lễ truyền thống ngành thủy sản 01 tháng 4, sáng ngày 30/3/2015, Chi đoàn Thanh niên Bảo Tồn - Môi Trường - Nuôi Biển đã tổ chức Hội thảo khoa học trẻ. Hội thảo được triển khai với mục đích trao đổi thông tin và nâng cao vai trò, năng lực nghiên cứu khoa họccủa các đoàn viên thanh niên trong Chi đoàn. <br> ...
  • Kết quả bước đầu ương giống ngao Bến Tre Meretrixlyrata(Sowerby, 1851) sử dụng hai loài vi tảo (Isochrysis galbana, Chaetoceros gracilis) tại Ninh Bình
    Kết quả bước đầu ương giống ngao Bến Tre Meretrixlyrata(Sowerby, 1851) sử dụng hai loài vi tảo (Isochrysis galbana, Chaetoceros gracilis) tại Ninh Bình
    Những năm gần đây, nhằm phát triển ngành nông nghiệp nói chung và nghề nuôi trồng thuỷ sản nói riêng, tỉnh Ninh Bình đã rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Một trong số các đối tượng hải sản được tỉnh quan tâm nhiều là ngao Bến Tre Meretrixlyrata (Sowerby,1851) bởi đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, giá trị thương mại lớn, mang lại thu nhập cho nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản địa phương. Tuy nhiên, nguồn giống ngao ương tại địa phương về chất lượng còn chưa cao và được thả ra bãi nuôi không qua thời gian ương dưỡng và thuần hóa nên khả năng thích ứng kém, kích thước vẫn nhỏ. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt còn tương đối cao khi ngao giống thả xuống bãi nuôi. Trong khi đó, địa phương chưa có cơ sở nào ương ngao giống mà chủ yếu nhập các tỉnh về như Nam Định, Thái Bình…,do đó việc phát triển nghề nuôi ngao Bến Tre với quy mô lớn của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.<br><br> ...
  • Đón Tết Ất Mùi cùng Bào ngư Bạch Long Vĩ
    Đón Tết Ất Mùi cùng Bào ngư Bạch Long Vĩ
    Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng là huyện đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, ngoài vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng biển, Bạch Long Vĩ còn nổi tiếng với sản vật đặc trưng là Bào ngư chín lỗ (bào ngư cửu khổng). Trong hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam lần thứ nhất vào năm 2012, Bào ngư Bạch Long Vĩ được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố là một trong mười đặc sản hải sản của Việt Nam để quảng bá, giúp khách chọn lựa món ăn tươi, ngon, bổ dưỡng trong chuyến du lịch của mình.<br> ...
  • ĐẠI HỘI ĐẢNG CHI BỘ BẢO TỒN – MÔI TRƯỜNG – NUÔI BIỂN
    ĐẠI HỘI ĐẢNG CHI BỘ BẢO TỒN – MÔI TRƯỜNG – NUÔI BIỂN
    Sáng ngày 28/01/2015, Chi bộ Bảo Tồn - Môi Trường - Nuôi biển đã tiến hành tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2017. Đại hội Chi bộ được triển khai nhằm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2013 - 2015, đề ra phương hướng, nhiệm vụ Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2017 và bầu ra Ban chấp hành chi ủy nhiệm kỳ mới. ...
  • Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Động vật thần mềm hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, chúng chiếm khoảng 80 loài trong tổng số 389 loài động vật đáy (Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004). Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Nai, chúng chiếm 9 loài trong tổng số 57 loài động vật đáy (Đỗ Văn Nhượng, 2001, 2002). Tuy nhiên, do tình hình khai thác quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển đổi hình thức sản xuất nên nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ đang bị giảm sút, một số loài bị cạn kiệt hoặc không thấy xuất hiện trong khu hệ động vật rừng ngập mặn. Trong khi đó, số liệu về đa dạng thành phần loài, nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam hiện nay lại chưa có sự thống nhất, chủ yếu được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu riêng lẻ. Chính vì thế, việc thực hiện những chương trình nghiên cứu tổng thể về đa dạng sinh học, hiện trạng nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. ...
  • Hoàn tất khảo sát Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và khôi phục đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang
    Hoàn tất khảo sát Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và khôi phục đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang
    Uỷ ban Quốc tế về biến đổi khí hậu đã xác định Việt Nam là nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng trái đất nóng dần lên, mực nước biển dâng cao, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, trong đó Kiên Giang là tỉnh có 208 km bờ biển được xác định là dễ bị tác động nhất…Để đối phó với tình trạng này, Dự án “Phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng đối phó với biến đổi khí hậu vùng biển, ven biển Tây Nam tỉnh Kiên Giang” đã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng và trình Bộ KH & ĐT để đưa vào danh mục xin nguồn tài trợ từ Chính phủ CHLB Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW). Để thực hiện dự án này, từ ngày 4 – 9/10/2009, Đoàn chuyên gia xác định dự án của Đức do tiến sĩ Hartmut Bruhl – chuyên gia công trình ven biển làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương có tình trạng sạt lở đê biển. ...