Đa dạng sinh học & Bảo tồn biển

  • Hội nghị đánh giá, nghiệm thu "Hướng dẫn kỹ thuật trồng phục hồi rong câu chân vịt bằng phương pháp cấy cố định trên nền đáy tự nhiên"
    Hội nghị đánh giá, nghiệm thu "Hướng dẫn kỹ thuật trồng phục hồi rong câu chân vịt bằng phương pháp cấy cố định trên nền đáy tự nhiên"
    Ngày 22/4/2025, Viện nghiên cứu Hải sản tổ chức Hội nghị đánh giá, nghiệm thu “Hướng dẫn kỹ thuật trồng phục hồi rong câu chân vịt bằng phương pháp cấy cố định trên nền đáy tự nhiên” thuộc đề tài Khoa học và Công nghệ tiềm năng cấp Bộ NN&PTNT “Nghiên cứu khả năng trồng phục hồi rong câu chân vịt Hydropuntia eucheumatoides (Harvey) Gurgel & Fredericq, 2004 do TS. Đỗ Anh Duy làm chủ nhiệm. TS. Nguyễn Văn Nguyên, Phó Viện trưởng chủ trì Hội nghị. ...
  • Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài rong câu chân vịt
    Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài rong câu chân vịt
    Gần đây, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã nghiên cứu được các đặc điểm về sinh học, sinh thái của loài rong câu chân vịt (Hydropuntia eucheumatoides (Harvey) Gurgel & Fredericq, 2004) phân bố tại Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là cơ sở khoa học quan trọng, có giá trị và ý nghĩa thực tiễn, góp phần xây dựng các giải pháp bảo tồn, nghiên cứu phục hồi, sản xuất giống, phát triển nuôi trồng và khai thác bền vững. ...
  • Giải pháp bảo tồn bãi giống định cư hải sản quý hiếm ở Hải Phòng gắn với sự tham gia của cộng đồng
    Giải pháp bảo tồn bãi giống định cư hải sản quý hiếm ở Hải Phòng gắn với sự tham gia của cộng đồng
    Viện Nghiên cứu Hải sản đã hoàn thành nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp thành phố “Nghiên cứu bảo tồn bãi giống định cư một số loài hải sản kinh tế, quý hiếm ở vùng biển Hải Phòng” (Mã số: ĐT.MT.2022.915). Nghiên cứu xác định được phạm vi phân bố, đặc điểm sinh thái của các loài hải sản mục tiêu. Nhằm xây dựng cơ sở khoa học phục vụ mục đích bảo tồn tại chỗ các bãi giống định cư và đề xuất ra các giải pháp quản lý, khai thác bền vững có sự tham gia của cộng đồng. Nhấn mạnh sự phối hợp giữa khoa học, chính sách và thực tiễn địa phương. ...
  • Hội thảo triển khai nhiệm vụ “Phát triển các mô hình phục hồi san hô và định mức/quy trình cấy ghép san hô tại Hải Phòng, Huế và Bình Định”
    Hội thảo triển khai nhiệm vụ “Phát triển các mô hình phục hồi san hô và định mức/quy trình cấy ghép san hô tại Hải Phòng, Huế và Bình Định”
    San hô cứng được xem là thành phần chính cấu tạo và hình thành nên các rạn san hô. Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái có năng suất bậc nhất trên thế giới, có tầm quan trọng vô cùng lớn ở các khu vực biển đảo, ven biển và xa bờ trong việc bảo tồn đất đai và sự tồn tại của con người. Thảm cỏ biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như cacbon, nitơ, oxy và phốt pho, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là ngôi nhà chung cho nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển được xác định là đối tượng trung tâm, mục tiêu bảo tồn trong mạng lưới các khu bảo tồn biển (KBTB) Việt Nam. ...
  • Hội thảo triển khai nhiệm vụ “Đánh giá nguyên nhân gây suy giảm hệ sinh thái thảm cỏ biển và đề xuất giải pháp quản lý, khai thác bền vững hệ sinh thái thảm cỏ biển ở khu bảo tồn biển Việt Nam”
    Hội thảo triển khai nhiệm vụ “Đánh giá nguyên nhân gây suy giảm hệ sinh thái thảm cỏ biển và đề xuất giải pháp quản lý, khai thác bền vững hệ sinh thái thảm cỏ biển ở khu bảo tồn biển Việt Nam”
    Hệ sinh thái thảm cỏ biển là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong môi trường thảm cỏ biển, quan hệ tương tác với nhau và với chính môi trường thảm cỏ biển đó. Hệ sinh thái thảm cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ven biển rộng lớn và có mối tương tác qua lại với môi trường sống này. Hệ sinh thái thảm cỏ biển được coi là nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như carbon, nitơ, ôxy và phốt pho, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế cao. ...
  • Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu bảo tồn bãi giống định cư một số loài hải sản kinh tế, quý hiếm ở vùng biển Hải Phòng”
    Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu bảo tồn bãi giống định cư một số loài hải sản kinh tế, quý hiếm ở vùng biển Hải Phòng”
    Bãi giống hải sản là một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái biển, chúng cung cấp nguồn giống phát triển nguồn lợi cho vùng biển.Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác quá mức của con người và những tác động biến đổi của thiên nhiên, nhiều loài thủy sản quý, hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng cao, làm cho các bãi giống định cư của các loài hải sản quý hiếm dần mất đi. Tại Hải Phòng vùng biển có nguồn lợi hải sản đa dạng và phong phú với nhiều loài hải sản kinh tế quý hiếm của nước ta. Do vậy, cần tiến hành công tác nghiên cứu khoanh vùng và đưa ra các giải pháp bảo vệ các bãi giống tự nhiên của các loài hải sản định cư ngay tại môi trường sống của chúng là rất cần thiết và cấp bách. ...
  • Hội thảo triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi bào ngư (Haliotis sp.) thương phẩm”
    Hội thảo triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi bào ngư (Haliotis sp.) thương phẩm”
    Bào ngư thường được biết đến là loại hải sản quý hiếm với nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ở Việt Nam, theo tài liệu công bố của Hylleberg (2003) có 6 loài bào ngư phân bố, bao gồm: bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1846), bào ngư dài (H. varia Linnaeus, 1758 ), bào ngư bầu dục (H. ovina Gmelin, 1791), bào ngư vành tai (H. asinina Linnaeus, 1758), bào ngư xanh (H. glabra Gmelin, 1791) và bào ngư đất (H. japonica Reeve, 1846). Trong số đó, bào ngư chín lỗ, bào ngư vành tai là 2 loài có giá trị kinh tế cao và đã được nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm. ...
  • Hội thảo triển khai nhiệm vụ khoa học cấp Thành phố: “Nghiên cứu bảo tồn bãi giống định cư một số loài hải sản kinh tế, quý hiếm ở vùng biển Hải Phòng”
    Hội thảo triển khai nhiệm vụ khoa học cấp Thành phố: “Nghiên cứu bảo tồn bãi giống định cư một số loài hải sản kinh tế, quý hiếm ở vùng biển Hải Phòng”
    Bãi giống hải sản là một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái biển, chúng cung cấp nguồn giống phát triển nguồn lợi cho vùng biển. Khái niệm “bãi giống” được hiểu là khu vực biển có phân bố các con non của chúng với mật độ cao, được người dân khai thác cung cấp cho các lồng bè hoặc ao đìa thủy sản ương nuôi thành kích thước thương phẩm. Như vậy, bãi giống hải sản định cư được hiểu là bãi giống của các loài hải sản sống cố định, không di chuyển hoặc ít di chuyển hoặc di chuyển hạn chế trong một phạm vi hẹp nhất định của vùng biển. ...
  • Hội thảo triển khai đề tài khoa học cấp Thành Phố: “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và khả năng sinh trưởng loài hải miên tại Hải Phòng”
    Hội thảo triển khai đề tài khoa học cấp Thành Phố: “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và khả năng sinh trưởng loài hải miên tại Hải Phòng”
    Hải miên (tên thường gọi là Bọt biển) thuộc ngành động vật thân lỗ (Porifera), là động vật đa bào đơn giản và nguyên thủy. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, đặc biệt có vai trò lớn trong gắt kết thành phần đáy nền đáy của hệ sinh thái rạn san hô tạo nơi cư trú, ương dưỡng nhiều loài sinh vật biển. Ngày nay, với kỹ thuật khoa học công nghệ phát triển đã xác định hải miên là nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ chiết xuất nhiều hợp chất sinh học mới cho y dược. Vì vậy việc nghiên cứu đồng bộ và toàn diện thông tin về đa dạng sinh học, sinh thái, phân bố nguồn lợi hải miên là rất quan trọng trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi hải miên ở biển Việt Nam. Tuy nhiên, Ở vùng biển Hải Phòng đến nay không có đề tài hay dự án nào triển khai nghiên cứu về đa dạng sinh học, đặc biệt là vấn đề về nguồn lợi và tiềm năng dược liệu từ hải miên. Vì vậy hiện nay chưa có cở sở dữ liệu về thành phần loài, phân bố, nguồn lợi của các loài hải miên ở vùng biển Hải Phòng. ...
  • [Bài 4]: Chạy đua với bão giông
    [Bài 4]: Chạy đua với bão giông
    Ngày cuối trồng rừng dưới biển đoàn cán bộ của Viện Nghiên cứu Hải sản phải chạy đua với thời gian bởi vụ cấy san hô thích hợp nhất là trước mùa gió bão. ...