Nguồn lợi biển

  • Điều tra Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ tháng 04/2015
    Điều tra Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ tháng 04/2015
    Điều tra Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ tháng 04/2015<br><br>Trong khuôn khổ dự án Điều tra Liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ (giai đoạn IV, từ năm 2014 đến hết năm 2016), ngày 10/4/2015 đoàn cán bộ nghiên cứu của Viện bắt đầu thực hiện chuyến điều tra nguồn lợi hải sản trong vùng đánh bắt chung vịnh Bắc Bộ ...
  • Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Động vật thần mềm hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, chúng chiếm khoảng 80 loài trong tổng số 389 loài động vật đáy (Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004). Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Nai, chúng chiếm 9 loài trong tổng số 57 loài động vật đáy (Đỗ Văn Nhượng, 2001, 2002). Tuy nhiên, do tình hình khai thác quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển đổi hình thức sản xuất nên nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ đang bị giảm sút, một số loài bị cạn kiệt hoặc không thấy xuất hiện trong khu hệ động vật rừng ngập mặn. Trong khi đó, số liệu về đa dạng thành phần loài, nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam hiện nay lại chưa có sự thống nhất, chủ yếu được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu riêng lẻ. Chính vì thế, việc thực hiện những chương trình nghiên cứu tổng thể về đa dạng sinh học, hiện trạng nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. ...
  • Cơ hội cho ngư dân và DN vùng Tây Nam
    Cơ hội cho ngư dân và DN vùng Tây Nam
    Ngư dân và nhiều cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu (XK) tại các tỉnh ven vùng Tây Nam nước ta đang đặc biệt quan tâm đến thông tin UBND tỉnh Kiên Giang vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công thương trình Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm khai thác, thu gom, chế biến và bảo quản cá nóc để XK sang thị trường Hàn Quốc. <br>Chiều 15/10, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Đề án thí điểm khai thác, thu gom, chế biến, bảo quản cá nóc không độc để XK (gọi tắt là Đề án) đã triển khai ở Nghệ An. Sau khi Hội nghị đánh giá hiệu quả đề án này vào tháng 5/2009, Bộ NN&PTNT đã có văn bản thông báo ý kiến kết luận của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương chọn mở rộng đề án ra các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Kiên Giang để tiếp tục thực hiện thí điểm. ...
  • Chuyển biến rõ rệt qua Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    Chuyển biến rõ rệt qua Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    Sáng 16-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tổng kết “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” năm 2009 và báo cáo kết quả Cuộc thi tìm hiểu Luật Thủy sản. <br>“Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” được tổ chức trong tháng 4 và 5-2009. Qua 2 tháng thực hiện, nhận thức của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương và nhân dân được nâng lên. 100% các hộ đang khai thác bằng nghề đăng đáy trên sông đã ký cam kết không vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 6.000 chủ phương tiện tàu cá đã ký cam kết không sử dụng xung điện, thuốc nổ, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định... ...
  • Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản nhóm cá hải quỳ Pomacentridae
    Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản nhóm cá hải quỳ Pomacentridae
    Cá hải quỳ hoặc cá khoang cổ là nhóm cá thuộc họ Pomacentridae và phân họ Amphiprioninae. Trên thế giới hiện nay có khoảng 29 loài đã được phân loại, trong đó có 1 loài thuộc giống Premnas, còn lại là giống Pomacentridae. Phụ thuộc vào từng loài, cá hải quỳ có màu sắc và kích thước khác nhau, loài cá hải quỳ thường có màu vàng, da cam, hồng hoặc có hơi đen. Trên cơ thể thường có các vạch hoặc những khoang màu trắng. Chiều dài lớn nhất 18cm và nhỏ nhất 10cm. Tại Việt Nam xác định có 7 loài, trong đó 6 loài xác định được tên và một loài chưa xác định, toàn bộ cá hải quỳ phân bố tại Việt Nam đều thuộc giống Pomacentridae. Cá hải quỳ là nhóm cá có kích thước nhỏ nhưng có màu sắc rất đẹp, do vậy chúng có giá trị cao trên thị trường cá cảnh. Hiện nay, nguồn lợi cá hải quỳ trong tự nhiên rất ít, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất cao. áp lực khai thác ngày càng cao làm cho các loài có nguy cơ biến mất khỏi tự nhiên. Do vậy, sinh sản nhân tạo là giải pháp hiệu quả đáp ứng nhu cầu hiện tại và yêu cầu bảo tồn đa dạng loài cá biển. ...
  • Ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản biển ở Quảng Ngãi: Cần khai thác hợp lý
    Ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản biển ở Quảng Ngãi: Cần khai thác hợp lý
    Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển 130 km, ngư trường rộng lớn từ ven bờ vươn tới ngoài khơi xa, diện tích đất đai mặt nước lợ, nước ngọt khá lớn, lao động nghề biển dồi dào... Đó là những điều kiện thuận lợi để tận dụng, khai thác phát triển kinh tế thuỷ sản toàn diện và bền vững! <br>Ở vùng biển miền Trung, vùng ven bờ được tính từ mép bờ ra đến 3 hải lý, vùng lộng tính từ đường cách bờ 3 hải lý ra đến độ sâu 50m và vùng khơi có độ sâu từ 50m nước trở lên. <br>Ngư trường khai thác thuỷ sản trong tỉnh có diện tích khoảng 11.000 km2, được phân bố: Độ sâu đến 50m nước chiếm 9% diện tích, từ 51m - 100m chiếm 21,8%, từ 101 - 200m chiếm 15,6%, trên 200m chiếm 53,6%. Vùng biển Quảng Ngãi có mật độ sinh vật phù du tương đối thấp, nên trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản không lớn. Nguồn lợi thuỷ sản biển bao gồm các loài cá tầng nổi, cá tầng đáy và các loài giáp xác, thân mềm như: Tôm hùm, tôm sú, tôm chì, cua, ghẹ, cua huỳnh đế, mực ống, mực nang... là những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. ...
  • "Bức tường" cá khổng lồ dưới biển
    "Bức tường" cá khổng lồ dưới biển
    Một gia đình người Mỹ bắt gặp hàng triệu con cá sardine khi khám phá rặng san hô gần đảo Pescador của Philippines. Chiều dài của đàn cá lên tới 120 m. <br>“Bức tường” cá sardine có chiều rộng 15 m và chiều cao 15 m. Erwin Poliakoff, một người Mỹ 54 tuổi, đang khám phá rặng san hô cùng vợ và cậu con trai khi đàn cá lọt vào tầm nhìn của họ.<br>“Bỗng dưng mọi thứ xung quanh chúng tôi trở nên tối đen cứ như thể có một đám mây nhào xuống. Ban đầu tôi nghĩ mặt trời bị mây che khuất, nhưng vài giây sau tôi nhận ra đó là một đàn cá sardine khổng lồ. ...
  • Hy vọng mới cho hệ sinh thái biển
    Hy vọng mới cho hệ sinh thái biển
    Các nhà khoa học đã cùng cộng tác trong một đánh giá gây chấn động về tinh trạng của ngành cá biển và hệ sinh thái biển. Nghiên cứu kéo dài 2 năm này, do Boris Worm thuộc Đại học Dalhousie và Ray Hilborn thuộc Đại học Washington chỉ đạo cùng một nhóm 19 đồng tác giả, cho thấy những thành công ban đầu của những phương pháp kiềm chế việc lạm dụng đánh bắt tại 5 trong 10 hệ sinh thái biển lớn. <br>Bài báo, được công bố trên tạp chí Science ngày 31 tháng 7, cung cấp những hy vọng mới cho việc tái xây dựng ngành cá biển. ...
  • Đánh bắt bất hợp pháp gây hại cho nghề cá đáy ở New England hiện tại và tương lai
    Đánh bắt bất hợp pháp gây hại cho nghề cá đáy ở New England hiện tại và tương lai
    Một nghiên cứu mới đây được công bố trực tuyến trên tạp chí Marine Policy cho thấy: Thực thi pháp luật không nghiêm cùng với việc ngư dân đang gặp khó khăn về kinh tế đã dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định nghề cá rất phổ biến ở khu vực bờ biển Đông Bắc nước Mỹ. Tình trạng không tuân thủ quy định này đe doạ đến việc áp dụng thành công các biện pháp mới về quản lý nghề cá để bảo vệ và phục hồi nguồn lợi hải sản.<br>Trong số các kết quả đạt được, các nhà kinh tế học môi trường TS. Dennis King – Trung tâm Khoa học Môi trường, Đại học Maryland, và TS. Jon Sutinen - Đại học Rhode Island đã nêu chi tiết gần gấp đôi phần trăm tổng sản lượng đánh bắt bất hợp pháp trong hai thập kỷ qua của nghề cá đáy đa loài ở vùng Đông Bắc nước Mỹ (NEGF). Nghiên cứu ước tính sản lượng đánh bắt bất hợp pháp hàng năm chiếm từ 12 - 24%, cao hơn nhiều so với ước tính 6 – 14% vào những năm 1980. ...
  • Nghiên cứu nâng cao trữ lượng rùa biển ở vùng biển Đông Nam Châu á
    Nghiên cứu nâng cao trữ lượng rùa biển ở vùng biển Đông Nam Châu á
    Bắt đầu từ năm 2004, Cơ quan Phát triển và Quản lý Nguồn lợi Nghề cá Biển (Marine Fishery Resources Development and Management Department - MFRDMD) đã tiến hành thực hiện chương trình “Nghiên cứu Nâng cao Trữ lượng các loài Rùa Biển” với sự tài trợ từ Quỹ ủy thác của chính phủ Nhật Bản (JTF - Japan Trust Fund). Chương trình dự kiên sẽ hoàn thành vào năm 2008. Chương trình bao gồm nghiên cứu đánh dấu rùa biển và truyền dữ liệu tự động qua vệ tinh, xác định trữ lượng rùa biển, và dò tìm nguồn gốc gia hệ (Multiple Paternities) . ...
  • Luôn mỉm cười như mực mỏ heo
    Luôn mỉm cười như mực mỏ heo
    Trên trái đất có loài mực nào với cái miệng luôn mỉm cười? Vâng, đúng là có một loài mực ngộ nghĩnh như thế, mực mỏ heo (The Banded Piglet Squid), có tên khoa học là Helicocranchia pfefferi. <br>Những xúc tu mọc trên đôi mắt của mực mỏ heo tựa như một nhúm tóc quăn và nhờ có một vạch cong trên khuôn mặt nên nhìn nó lúc nào cũng mỉm cười toe toét. ...
  • Tình hình hoạt động khai thác của các đội tàu ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2008
    Tình hình hoạt động khai thác của các đội tàu ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2008
    Dự án điều tra liên hợp Việt – Trung đánh giá nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung ở vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2 (2008-2010) được thực hiện trên cơ sở hợp tác điều tra giữa Việt Nam và Trung Quốc với hai nội dung chính là: (1) Điều tra nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung và (2) Điều tra hiện trạng khai thác của các loại nghề, các đội tàu khai thác trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ.<br>Mục tiêu của việc điều tra hiện trạng khai thác nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình khai thác hải sản và xu thế biến động năng suất đánh bắt, sản lượng khai thác hàng năm của các đội tàu, từ đó cung cấp thông tin cho việc điều chỉnh cường lực khai thác phù hợp. Bài viết này sẽ trình bày một số kết quả điều tra chính liên quan đến tình hình hoạt động khai thác hải sản trong Vùng đánh cá chung của các đội tàu khai thác hải sản Việt Nam ở quý 3 và 4 năm 2008. ...
  • Cacbon dioxit tăng cao khiến xương tai cá to bất thường
    Cacbon dioxit tăng cao khiến xương tai cá to bất thường
    Tăng lượng cacbon dioxit trong đại dương gây tác động xấu đến các sinh vật vỏ sò và san hô; nghiên cứu mới do Viện Hải dương học Scripps thuộc đại học California tại San Diego lần đầu tiên đã chứng minh rằng CO2 có thể ảnh hưởng tới cấu trúc căn bản của cơ thể cá. <br>Một bài viết ngắn gọn đăng trên tờ Science số ra ngày 26 tháng 5 đã miêu tả các thí nghiệm trong đó những cơ thể cá được tiếp xúc với mức cacbon dioxit cao sẽ phát triển sỏi tai (hay còn gọi là xương tai) lớn một cách bất thường. Các sỏi tai này thực hiện một chức năng quan trọng đối với cá, giúp chúng cảm nhận được phương hướng và gia tốc bơi. ...
  • Tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Nha Trang
    Tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Nha Trang
    Ngày 12/06, một lượng lớn các giống hải sản đã được thả xuống hai khu vực Đầm Bấy và Hòn Tằm (vịnh Nha Trang) nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trong vịnh.<br>Số lượng giống hải sản nói trên bao gồm 400.000 con tôm post, 6.000 con cá chẽm, 4.000 con cá bớp và 4.000 cá ngựa, do các đơn vị Viện Hải dương học Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cùng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến hải sản trong tỉnh đóng góp. ...