Bản tin tổng hợp

  • Thử nghiệm thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời vào nuôi tôm công nghiệp
    Thử nghiệm thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời vào nuôi tôm công nghiệp
    Hệ thống thiết bị trên bắt đầu từ những tấm hấp thu năng lượng mặt trời, sau đó chuyển đến hệ thống bình ắc quy. Nguồn điện từ bình ắc quy sẽ cung cấp cho các thiết bị thổi khí ô xy vận hành. Lượng khí ô xy được chuyển đến các vị trí gần đáy ao nhờ các ống dẫn khí. Kết hợp việc cung cấp ô xy với sử dụng vi sinh vật định kỳ, để cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi. Qua thử nghiệm bước đầu của Công ty Cisbay, tại một hộ nuôi tôm công nghiệp ở thị trấn Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi) cho thấy, tại ao có sử dụng hệ thống thổi khí và vi sinh vật, chất lượng nước được cải thiện hơn so với ao sử dụng quạt nước thông thường (ao đối chứng). ...
  • Thanh Hóa: Ngao giống xuất hiện với mật độ dày đặc
    Thanh Hóa: Ngao giống xuất hiện với mật độ dày đặc
    Mấy ngày gần đây, tại vùng bãi nuôi ngao xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) xuất hiện ngao giống với mật độ dày đặc trên diện tích khoảng 30 ha. Người dân xã Hoằng Phụ cho biết: đây là loại ngao giống được dòng nước biển cuốn trôi từ các bãi nuôi ngao thịt như Hải Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Giao Thủy (tỉnh Nam Định) hoặc là ngao có nguồn gốc sinh sản từ tự nhiên, vào mùa ngao sinh sản từ tháng 5 - 7 thường có hiện tượng này. ...
  • Yêu cầu cá vận chuyển về đến nhà máy chế biến trong trạng thái còn sống là rất khó thực hiện...
    Yêu cầu cá vận chuyển về đến nhà máy chế biến trong trạng thái còn sống là rất khó thực hiện...
    Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do liên tiếp phải đối phó với các thông tin bất lợi. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lương Lê Phương đã cung cấp thêm thông tin cho phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này. <br>Thưa Thứ trưởng, vì sao những thông tin gây ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam lại chỉ tập trung vào cá tra, cá ba sa, mà không phải là những sản phẩm khác? ...
  • Tháng 6: đã ký 5.000 tấn cá tra, basa xuất sang Nga
    Tháng 6: đã ký 5.000 tấn cá tra, basa xuất sang Nga
    Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN cho biết trong tháng 6 này, các doanh nghiệp thủy sản đã ký hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nga khoảng 5.000 tấn cá tra, basa <br>Trước đó, trong tháng 5 cũng đã ký hợp đồng xuất khoảng 5.000 tấn cá tra, basa sang Nga, hiện chuyến hàng đầu tiên sau khi mở cửa trở lại thị trường này sẽ cập cảng trong vài ngày tới và chuyến hàng thứ 2 cũng đang trên đường đi ...
  • Thị trường EU rất cần thủy sản Việt Nam
    Thị trường EU rất cần thủy sản Việt Nam
    Đoàn Thanh tra Liên minh châu Âu (EU) đã khẳng định như vậy sau đợt thanh tra 301 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hồi cuối tháng 4 vừa rồi. Đợt thanh tra đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.<br>Trong đợt thanh tra lần thứ tư này tại Việt Nam (diễn ra từ ngày 20/4-30/4/2009), đoàn Thanh tra của EU đánh giá điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị các doanh nghiệp (DN) được thanh tra cơ bản đáp ứng yêu cầu của EU. ...
  • Phát hiện họ protein huỳnh quang xanh trong sinh vật biển
    Phát hiện họ protein huỳnh quang xanh trong sinh vật biển
    Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học Scripps thuộc đại học California tại San Diego và Viện nghiên cứu Sinh học Salk đã khám phá ra một họ protein huỳnh quang xanh (GFPs) trong động vật biển nguyên thủy, cùng với những bằng chứng mới về vai trò của các protein này.<br>GFPs mới đây đã gây chú ý trên toàn thế giới với giải thưởng Nobel Hóa học năm 2008 thuộc về Roger Tsien, nhà khoa học thuộc đại học California tại San Diego. GFPs, vốn chỉ có mặt trong sứa dạ quang, giờ đây đã được ứng dụng rộng rãi trong khoa học, từ chất phóng xạ đánh dấu dùng trong sinh hóa, tới que thăm dùng trong điều tra chất lượng môi trường. Tuy nhiên, trong khi giá trị của GFPs trong sinh hóa và công nghệ sinh học đã được thừa nhận rộng rãi, thì tính phố biến trong thế giới sinh học cũng như vai trò của nó trong tự nhiên đều chưa được giải mã đầy đủ ...
  • Vì sao các rặng san hô trên thế giới đang dần biến mất
    Vì sao các rặng san hô trên thế giới đang dần biến mất
    Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho biết nhiều kiến thức mới về đời sống sinh học của san hô đã được phát hiện một vài năm trở lại đây, giúp giải thích lý do tại sao các rặng san hô trên khắp thế giới đang dần biến mất, cũng như cần phải làm gì để chúng có thể vượt qua biến đổi khí hậu và axit hóa đại dương.<br>Có vẻ như san hô, với một hệ gen phức tạp tương đương hệ gen ở người, và hệ thống thông tin sinh học tinh vi đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu toàn cầu, chỉ có thể tồn tại dựa vào việc tận dụng hợp lý mối quan hệ cộng sinh phức tạp với tảo sống bên trong cơ thể san hô – dẫn lời báo cáo mới đây của các nhà khoa học trên tờ Science. ...
  • Tác động của chất ô nhiễm đối với động vật biển có vú
    Tác động của chất ô nhiễm đối với động vật biển có vú
    Nghiên cứu mở rộng về chất ô nhiễm trong não của động vật biển có vú cho thấy những loài vật này tiếp xúc với hợp chất thốc trừ sâu độc hại ví dụ như DDTs và PCBs, cũng như những chất ô nhiễm mới xuất hiện như hợp chất BFRs (brominated flame retardants).<br>Eric Montie, tác giả chính của nghiên cứu được công bố nghiên cứu trên tạp chí Environmental Pollution ngày 17 tháng 4, thực hiện nghiên cứu với vai trò nghiên cứu sinh của Chương trình hợp cao học về Hải dương học và kỹ thuật biển giữa MIT và Học viện hải dương học Woods Hole (WHOI). Dữ liệu phân tích cuối cùng được thực hiện tại Trường Khoa học biển, Đại học Nam Florida, nơi Montie làm việc trong phòng thí nghiệm sinh học biển của David Mann. ...
  • Bảo tồn rùa thông qua các hoạt động kinh tế
    Bảo tồn rùa thông qua các hoạt động kinh tế
    Được thành lập năm 1980, TAMAR là một liên minh chiến lược giữa chính phủ Brazil, các tổ chức phi lợi nhuận và cộng đồng địa phương. Cam kết chung của họ là đẩy mạnh việc bảo vệ loài rùa biển tại Brazil và trên toàn thế giới. Mô hình gắn liền lợi ích kinh tế của cộng đồng địa phương với bảo tồn rùa của TAMAR đã mang lại thành công.<br>Khi các trạm nghiên cứu và bảo tồn đầu tiên được thành lập gần 3 thập kỷ trước, các nhà sáng lập TAMAR đã phải đối diện với những thử thách lớn để tìm giải pháp kinh tế phù hợp cho cư dân vùng biển có thu nhập thấp, vốn sống dựa vào việc thu nhặt trứng và bắt rùa trong hàng thập kỷ qua. ...
  • Cần quản lý tốt san hô trước biến đổi khí hậu
    Cần quản lý tốt san hô trước biến đổi khí hậu
    Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), việc đánh giá tốt hơn nữa những mối nguy hiểm đang đe doạ các dải san hô ngầm đi đôi việc nâng cao quản lý sẽ giúp loài này có nhiều cơ hội sống sót hơn khi nước biển đang ấm dần lên. <br>Ông Gabriel Grimsditch, chuyên gia về san hô của IUCN nói: “Chúng ta ai cũng biết biến đổi khí hậu đang dần dần phá huỷ các dải san hô ngầm trong đại dương. Nước ấm ăn mòn, làm mất màu san hô và axit trong nước biển kìm hãm sự phát triển các nhánh cơ thể của loài sinh vật này. Chúng ta cũng biết rõ rằng nếu muốn cứu sống những sinh vật đẹp đẽ này phải có những hành động tức thì”. ...
  • Loài cua khổng lồ nặng tới 40kg
    Loài cua khổng lồ nặng tới 40kg
    Các nhà nghiên cứu Trường Đại học Greifswald và Viện nghiên cứu Max-Planck của Đức vừa cho công bố tài liệu về sự phát hiện loài cua lớn nhất thế giới có tên "Birgus latro" ở khu rừng nguyên sinh trên "đảo Giáng sinh" nằm giữa Ấn Độ Dương. ...
  • Bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu
    Bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu
    Trong chương trình kỷ niệm ngày Môi trường thế giới (05/06), Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu” đã được tổ chức ngày 04/06 ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam(VACNE), Việt Nam có sự đa dạng cao về tài nguyên khí hậu và sinh học, được xếp thứ 16 về đa dạng sinh học (ĐDSH), là một trong 12 trung tâm giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới. ...
  • Một số kết quả ban đầu của đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp thủy âm đa tần số để xác định đặc tính âm phản hổi của một số loài cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam”
    Một số kết quả ban đầu của đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp thủy âm đa tần số để xác định đặc tính âm phản hổi của một số loài cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam”
    Đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp thủy âm đa tần số để xác định đặc tính âm phản hổi của một số loài cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam” gồm 2 nội dung nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu đặc tính âm phản hồi theo tần số của một số loài cá nổi nhỏ và (2) Xác định hệ số phản hồi âm của cá sòng nhật (Trachurus japonicus) và cá hố (Trichiurus lepturus). Số liệu sử dụng của đề tài được thu thập bởi đề tài “cá nổi nhỏ” và dự án “Việt – Trung”.<br>Trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích toàn bộ các dữ liệu thủy âm và dữ liệu sinh học của các đối tượng nghiên cứu. Kết quả sơ bộ thu được như sau ...
  • Các sinh vật biển đang phải đối mặt với một tương lai mờ mịt trong một thế giới đầy Cacbon Đioxit
    Các sinh vật biển đang phải đối mặt với một tương lai mờ mịt trong một thế giới đầy Cacbon Đioxit
    Đánh bắt cá quá mức và các dịch bệnh đang dần giết hại các sinh vật biển ở rất nhiều vùng cửa sông ôn đới trên thế giới và các hệ sinh thái vùng duyên hải. Các nhà khoa học thuộc viện Smithsonian, dẫn đầu là nhà sinh thái học Whitman Miller thuộc trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Smithsonian ở Edgewater, Md, đã phát hiện ra một nguy cơ nghiêm trọng nữa đe dọa những loài động vật ăn thịt này – mức độ ngày một gia tăng của khí cacbon đioxit góp phần làm axit hóa nước ở các biển, các vùng duyên hải và các cửa sông. ...
  • Cà Mau: Ngư dân Sông Đốc được mùa khai thác biển
    Cà Mau: Ngư dân Sông Đốc được mùa khai thác biển
    Gần đây, ngư dân Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) trúng mùa khai thác biển, các loại tôm, cá, mực bán được giá, sản phẩm tiêu thụ ổn định. Hoạt động khai thác thủy sản trên ngư trường trở nên nhộn nhịp hơn, ngư dân tháo gỡ được phần nào khó khăn, phấn khởi đưa phương tiện ra khơi đánh bắt. <br>Ông Nguyễn Hoàng Thiên, cán bộ thủy sản thị trấn Sông Đốc cho biết: Sông Đốc hiện có hơn 750 tàu cá, khoảng 80 - 90% số đó khai thác đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế khá, sản xuất có lãi, không còn tình trạng phương tiện nằm bến, ngưng hoạt động ...