Bản tin tổng hợp

  • Hiện trạng rạn san hô, sinh vật biển vùng vịnh Quy Nhơn
    Hiện trạng rạn san hô, sinh vật biển vùng vịnh Quy Nhơn
    Rạn san hô ở vùng biển Quy Nhơn không đa dạng bằng một số nơi trong nước (Bình Thuận, Khánh Hòa) nhưng mang nhiều nét đặc trưng riêng, là nơi tồn cư của nhiều loài sinh vật quý hiếm, là môi trường tốt để bảo tồn nguồn gen, rạn san hô ở đây chủ yếu được kết thành bởi các tập đoàn san hô mềm. Năm 2002 Viện Hải dương học Nha Trang đã tiến hành điều tra, khảo sát vùng vịnh Quy Nhơn để nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ở vùng vịnh này.<br>Ai cũng biết các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản. Nguồn lợi sinh vật tại các rạn san hô ở vùng biển Quy Nhơn khá phong phú. Theo kết quả khảo sát ban đầu tại đây có 61 loài rong biển thuộc 4 ngành: rong lam (Cyanophyta) rong nâu (Phaeophyta), rong đỏ (Rhodophyta) và rong lục (Chlorophyta). Đặc biệt có các loài rong có giá trị kinh tế:<br> ...
  • Rừng – tôm ở Phú Tân (Cà Mau): hướng tới đa dạng sinh học
    Rừng – tôm ở Phú Tân (Cà Mau): hướng tới đa dạng sinh học
    Phú Tân (Cà Mau) với đặc thù là huyện ven biển, cùng với lợi thế về khai thác biển, nghề nuôi trồng thủy sản trở thành thế mạnh chủ lực. Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản phát triển khá đa dạng với nhiều loại hình, như: chuyên nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến, cải tiến năng suất cao, nuôi tôm công nghiệp hay mô hình vườn - tôm, lúa - tôm, rừng - tôm... <br>Đối với rừng - tôm, đây là mô hình có thời gian phát triển lâu năm nhất. Huyện Phú Tân hiện có khoảng 5.400 ha rừng, trong đó có hơn 4.500 ha sản xuất theo mô hình rừng - tôm kết hợp ...
  • Nhật Bản: Nhập khẩu mực, bạch tuộc 4 tháng đầu năm tăng gần 60%
    Nhật Bản: Nhập khẩu mực, bạch tuộc 4 tháng đầu năm tăng gần 60%
    4 tháng đầu năm 2009, Nhật Bản đã nhập 10.337 tấn bạch tuộc, trị giá trên 5.337 triệu yên (56,2 triệu USD); tăng 36% về lượng và 59% về giá trị CIF so với cùng kỳ năm 2008, giá trung bình đạt 516 yên (5,44 USD)/kg, CIF Nhật Bản. Trong đó, nhập khẩu bạch tuộc từ Tây Phi và Tây Ban Nha chiếm 65% (6.684,6 tấn), trị giá khoảng 3.577 triệu yên (37,7 triệu USD). ...
  • Nhà máy thủy sản thiếu nguyên liệu khó từ khâu khai thác, nuôi trồng
    Nhà máy thủy sản thiếu nguyên liệu khó từ khâu khai thác, nuôi trồng
    Do thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản từ khai thác đến nuôi trồng nên hàng loạt nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hiện đang phải hoạt động cầm chừng, cắt giảm lao động... <br>Tình trạng trên hiện đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nhà máy chế biến tôm, cá xuất khẩu khu vực miền Trung, ĐBSCL... ...
  • Nhân loại và vấn đề môi trường sống
    Nhân loại và vấn đề môi trường sống
    Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trận động đất khủng khiếp, với cường độ mạnh 9 độ rích te, xảy ra ngày 26/12/2004 ở In-đô-ne-si-a, xảy ra những cơn sóng thần cực mạnh, tàn phá vùng phía tây đảo Xu-ma-tra (In-đô-ne-si-a) và nhiều nước Châu Á khác, cướp đi sinh mạng của hơn 280.000 người, đã cho thấy vấn đề môi trường sống có quan hệ mật thiết với những vấn đề toàn cầu, mà để giải quyết được chúng, cần phải có sự hợp lực của tất cả các dân tộc, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. ...
  • Khám phá bí mật thủy triều đỏ
    Khám phá bí mật thủy triều đỏ
    Thành quả này giúp các ngư dân sống ven biển có thể giảm bớt thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra. Các nhà hóa học thuộc Học viện công nghệ Massachusetts đã đưa ra giải thích về cơ chế tảo biển gây ra những thiệt hại định kỳ cho các loài thân mềm & giáp xác.<br>Các nhà khoa học đã mô tả về thành phần hợp thành độc tố chết người của thủy triều đỏ. Họ đã khámphá ra phương pháp tổng hợp một hóa chất từ tảo biển để ngăn ngừa nhữngđộc tố này.<br> ...
  • “Bùng nổ” sứa - mối đe dọa đối với đại dương
    “Bùng nổ” sứa - mối đe dọa đối với đại dương
    Cần sớm có những hành động để giải quyết vấn đề gia tăng nhanh số lượng sứa, vấn đề được coi là hậu quả của hoạt động của con người. <br>Trong nghiên cứu mới của mình, nhà khoa học của Đại học Queensland Anthony Richardson đưa ra bằng chứng khá thuyết phục rằng “bùng nổ” sứa là hậu quả của việc đánh cá quá mức, và gia tăng lượng phân hoá học và chất thải. ...
  • Thanh Hóa: Thực trạng và hướng phát triển nghề nuôi cua
    Thanh Hóa: Thực trạng và hướng phát triển nghề nuôi cua
    Từ lâu, cua biển (Scylla. Serrata) đã được chú ý đưa vào nuôi tại các tỉnh ven biển Việt Nam, trong đó có Thanh Hoá do những đặc điểm như hiệu quả kinh tế cao, có thể nuôi ở nhiều hình thức khác nhau, cua chịu đựng được các yếu tố môi trường khá rộng, có khả năng vận chuyển xa…<br>Hiện nay, khi nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh thì nuôi cua càng được bà con ngư dân vùng triều quan tâm. Thực tế sau khi thu hoạch tôm sú, phần lớn diện tích nuôi tôm ở Thanh Hóa đều thả nuôi cua, điển hình là vùng nuôi thuộc xã Nga Sơn, huyện Quảng Xương. ...
  • Tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Nha Trang
    Tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Nha Trang
    Ngày 12/06, một lượng lớn các giống hải sản đã được thả xuống hai khu vực Đầm Bấy và Hòn Tằm (vịnh Nha Trang) nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trong vịnh.<br>Số lượng giống hải sản nói trên bao gồm 400.000 con tôm post, 6.000 con cá chẽm, 4.000 con cá bớp và 4.000 cá ngựa, do các đơn vị Viện Hải dương học Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cùng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến hải sản trong tỉnh đóng góp. ...
  • Hàn Quốc là thị trường tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam
    Hàn Quốc là thị trường tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam
    Sản lượng khai thác thủy sản của Hàn Quốc trong những năm gần đây liên tục giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ có xu hướng tăng đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao. <br>Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, Hàn Quốc đang là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm. Dự báo đây là thị trường tiềm năng của Thủy sản Việt Nam, nên các doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu. ...
  • Dải san hô ngầm ở Đông Nam Á có nguy cơ biến mất
    Dải san hô ngầm ở Đông Nam Á có nguy cơ biến mất
    Theo một bản báo cáo của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), khoảng 100 triệu người sẽ có nguy cơ mất nhà cửa và sinh kế nếu không có những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ dải san hô ngầm ở Đông Nam Á đang có nguy cơ biến mất trong những thập kỷ tới do biến đổi khí hậu.<br>Tam giác San hô - bao gồm các dải san hô thuộc Indonesia, Philippin, Malaysia, Papua Niu Ghine, đảo Solomon và Đông Timo - chiếm 1/3 số dải san hô trên thế giới và tới 35% số loài cá cư ngụ. ...
  • Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020: Học cách sử dụng nhà khoa học
    Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020: Học cách sử dụng nhà khoa học
    Xây dựng Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 là một trong những nhiệm vụ đang được Bộ KH&CN tích cực lấy ý kiến giới khoa học (KH). Việc làm này là cần thiết để xác định hướng đầu tư vào lĩnh vực KH&CN nào cho hiệu quả, tránh lãng phí. Nhưng chiến lược dù tốt đến đâu thì việc đầu tiên cũng bắt đầu từ con người... ...
  • Hơn 67.000 tỷ đồng cho chiến lược phát triển thủy sản
    Hơn 67.000 tỷ đồng cho chiến lược phát triển thủy sản
    Bộ NN-PTNT vừa cho biết, đã hoàn thành dự thảo chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và chuẩn bị trình Chính phủ. Theo mục tiêu được nêu ra, từ nay đến năm 2010, bộ sẽ dành khoảng 67.345 tỷ đồng cho gần 20 chương trình và đề án thuộc lĩnh vực thủy sản như chương trình phát triển khai thác hải sản bền vững, chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chương trình đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, chương trình phát triển KH&CN phục vụ phát triển thủy sản… ...
  • Công nghệ làm giống và nuôi bào ngư vành tai
    Công nghệ làm giống và nuôi bào ngư vành tai
    Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã hoàn chỉnh công nghệ làm giống và nuôi bào ngư vành tai. Bào ngư là loại động vật thân mềm có giá trị kinh tế cao. Vỏ bào ngư được dùng làm đồ trang sức, nguyên liệu cấy, ngọc. ...
  • Tin vui từ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
    Tin vui từ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
    Theo báo cáo tại Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) tổ chức ngày 08-09/06 tại Cần Thơ, hiện Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn 1998-2008 đạt 18%/năm.<br>Đại diện của FAO cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy sản, thứ 5 về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác. ...