Bản tin tổng hợp

  • Cá cũng say sóng
    Cá cũng say sóng
    Tiến sĩ động vật học Reinhold Hilbig (sống tại Stutgart, Đức) tìm hiểu những tác động của tình trạng không trọng lượng trong nước. Đây là một phần trong nghiên cứu về những tác động mà con người gặp phải trong không gian. Ông thả 49 con cá vào một bể nước nhỏ rồi đưa lên máy bay. Khi máy bay bổ nhào xuống phía dưới, nó sẽ tạo ra tình trạng không trọng lượng giống như trong các chuyến bay vào vũ trụ. ...
  • Sò lông xuất hiện dày đặc dọc bờ biển Quảng Bình
    Sò lông xuất hiện dày đặc dọc bờ biển Quảng Bình
    Nhiều ngày qua, sò lông xuất hiện dày đặc dọc bờ biển của các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, thành phố Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình). <br>Trước hiện tượng này, ngư dân tranh thủ đi vớt sò lông về bán. Những ngày đầu, thương lái mua 10.000 đồng một kg, nhưng sau đó, do số lượng quá nhiều nên ép giá còn 7.000 đồng. Mỗi ngày, có người thu về hơn một triệu đồng, họ xem đây như "lộc trời cho”. ...
  • Nửa đầu tháng 3/2009, xuất khẩu mực, bạch tuộc đã khả quan
    Nửa đầu tháng 3/2009, xuất khẩu mực, bạch tuộc đã khả quan
    So với nửa đầu tháng trước, tình hình xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc nửa đầu tháng 3/2009 đã khả quan hơn: Tổng giá trị XK tăng gấp đôi, các thị trường chính đều tăng lượng nhập khẩu (NK)… Nhưng tại một số nước tiềm năng như: EU, Trung Quốc, Đài Loan…lại có dấu hiệu giảm sút NK… <br>Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính từ ngày 1/1 - 15/3/2009, Việt Nam đã XK gần 10,5 nghìn tấn mực - bạch tuộc với tổng trị giá 38 triệu USD, giảm 14,7% về khối lượng (KL) và 14,8% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tính riêng nửa đầu tháng 3/2009, cả nước XK 2.605 tấn nhuyễn thể chân đầu tương đương 9,6 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và 5% về GT so với cùng kỳ năm 2008. ...
  • Quảng Nam: Giữ lấy hệ sinh thái biển
    Quảng Nam: Giữ lấy hệ sinh thái biển
    San hô, rừng ngập mặn, cỏ biển…, các hệ sinh thái ở vùng biển Quảng Nam vừa là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người, vừa là lá chắn trước hiểm họa thiên nhiên. Để giữ lấy các hệ sinh thái đang mất dần, thậm chí có nguy cơ bị hủy diệt nếu như không có giải pháp bảo vệ hữu hiệu, Quảng Nam được chọn triển khai dự án xây dựng mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ do các tổ chức nước ngoài tài trợ.<br>Ở cột cây số 1020 trên quốc lộ 1A, thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, rẽ về phía biển chừng 10km, qua một con phà ở cửa sông Kỳ Hà, bạn sẽ đặt chân lên xã đảo Tam Hải. <br>Như trong một chiếc hang động màu xanh, hàng trăm năm qua, người dân xã Tam Hải sống dưới tán dừa ấy đến nay vẫn gần như lưu giữ được nguyên vẹn trong lòng mình bản sắc văn hóa đời sống của người dân miền Trung, của người dân làng chài, xứ biển. ...
  • Thủy sản Việt Nam đoạt giải lớn tại châu Âu
    Thủy sản Việt Nam đoạt giải lớn tại châu Âu
    Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Vĩnh Hoàn (Thành phố Hồ Chí Minh) đã đoạt được giải lớn về dinh dưỡng và sức khỏe với sản phẩm mang tên gọi Seafood Harmony tại Hội chợ Thủy sản châu Âu 2009 vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ. <br>"Qua mặt" 37 sản phẩm thủy sản đến từ các nước Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ..., Seafood Harmony đã dành giải thưởng của Ban tổ chức Hội chợ Thủy sản châu Âu trong cuộc thi bầu chọn "Sản phẩm mới tốt nhất", đưa Vĩnh Hoàn trở thành doanh nghiệp châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng lớn này. ...
  • San hô cứng và rạn san hô tại 4 khu bảo tồn biển trọng điểm: Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc
    San hô cứng và rạn san hô tại 4 khu bảo tồn biển trọng điểm: Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc
    Hệ sinh thái rạn san hô (RSH) là một trong những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao nhất và cổ xưa nhất trên hành tinh (Cesar. H., 2002). Mặc dù tổng diện tích các RSH trên toàn thế giới chỉ chiếm ít hơn 0,2% diện tích bề mặt của đại dương, nhưng các RSH đóng vai trò là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi, nơi sinh cư của hơn 1/4 loài cá biển được biết đến. Cho đến nay, khoảng 4000 loài cá và 800 loài san hô tạo rạn đã được phân loại và ghi nhận trên tất cả các vùng biển. Hàng triệu loài các sinh vật khác sống cố định trong rạn hoặc trong vòng đời của nó có liên quan tới hệ sinh thái vùng RSH (Burke và ctv., 2002). <br>Vùng biển Việt Nam hiện đã thống kê được hơn 2000 loài cá, trong đó hơn 500 loài thuộc nhóm cá sống gắn bó vòng đời trong rạn. Ngoài nguồn lợi cá rạn phong phú, rạn san hô còn cung cấp cho con người nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm... ...
  • Nhiều lợi ích từ mô hình nuôi tôm sú mật độ thưa
    Nhiều lợi ích từ mô hình nuôi tôm sú mật độ thưa
    Năm 2008, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm sú, mật độ 15 con/m2 tại hộ ông Nguyễn Tiến Đàng, phường 12, TP.Vũng Tàu. Mô hình này vừa mang lại thu nhập cao cho người nuôi, vừa cải thiện môi trường ao nuôi sau nhiều năm bị ô nhiễm. <br>Khu nuôi có diện tích 1,1ha mặt nước, có thể chủ động được nguồn nước, thích hợp cho nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh; Xung quanh bờ ao có lưới rào ngăn chặn sự thâm nhập của vi sinh vật trung gian; Có ao lắng, xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. Do nền ao trước đây được sử dụng làm ruộng muối nên trước khi nuôi tôm, ông Đàng đã tháo cạn nước, xới lại các mương dẫn nước làm muối, phơi đáy ao và bón phân trong vòng 7 ngày. ...
  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,05 tỷ USD
    Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,05 tỷ USD
    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 4, xuất khẩu thủy sản đạt 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên 1,05 tỷ USD. <br>Trong số các mặt hàng xuất khẩu thủy sản, cá tra và basa đạt 116.600 tấn, chỉ tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái; với tổng giá trị xuất khẩu đạt 265 triệu USD. Ngoài ra, sản lượng cá ngừ xuất khẩu đạt 8.870 tấn, với giá trị đạt 28,4 triệu USD; mặt hàng tôm (đông lạnh và chế biến) đạt 27.800 tấn, đạt giá trị 234 triệu USD. ...
  • Hải sâm hổ phách khổng lồ từ đảo Phú Quý
    Hải sâm hổ phách khổng lồ từ đảo Phú Quý
    Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa tiếp nhận để phục vụ công tác nghiên cứu một con hải sâm hổ phách (Holothurin thelenota anax) có chiều dài 47,5cm và nặng 3,98 kg, được tìm thấy tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.<br>Theo ông Ông Vũ Đình Đáp, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, với kích thước và trọng lượng nói trên, con hải sâm này đạt mức kỷ lục Việt Nam. ...
  • Xuất khẩu thuỷ sản lần đầu tiên tăng trưởng âm
    Xuất khẩu thuỷ sản lần đầu tiên tăng trưởng âm
    Bộ NN&PTNT cho biết, do tác động từ những thông tin bất lợi tại thị trường Italia, Ai Cập và Nga, cùng với suy thoái kinh tế, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng âm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản cũng sụt giảm, trừ gạo. <br>Thống kê từ Bộ NN&PTNT cho thấy, trong tháng 4, xuất khẩu thuỷ sản chỉ mang về 300 triệu USD, tổng cộng bốn tháng đạt 1,05 tỷ USD, giảm tới 8,1% so với cùng kỳ. <br>Chẳng hạn, với mặt hàng cá tra, basa, tuy có tăng nhưng chỉ với 1,5% và đạt 116.600 tấn. Đây là mức tăng về khối lượng thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. ...
  • Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long: Góp phần giảm nhẹ thiên tai
    Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long: Góp phần giảm nhẹ thiên tai
    Với diện tích tự nhiên 39.734km2, từ lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng Tràm U Minh, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (HSTRNM), hệ sinh thái nông nghiệp. Tại đây, có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn chim, sân chim tự nhiên... rất hấp dẫn cho du lịch sinh thái. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực. Trước tác động của biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra vấn đề quan tâm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ĐBSCL vô cùng quan trọng. ...
  • Mô hình nuôi cua biển bằng lồng bè
    Mô hình nuôi cua biển bằng lồng bè
    Viện Nghiên cứu Hải sản đã xây dựng và thực hiện mô hình nuôi cua biển bằng lồng bè (mỗi cá thể được nuôi trong một ô lồng) trong 6 năm (2003 - 2008). Bước đầu đã đạt được một số thành công, xây dựng được quy trình nuôi cua biển bằng ô lồng.<br>Lồng nuôi cua thiết kế theo kiểu lồng của Thái Lan, có 2 loại: lồng vuông nhỏ để nuôi cua bột thành cua giống, lồng to khối hình hộp chữ nhật để nuôi cua thương phẩm, cua lột và cua gạch. Nuôi cua bột thành cua giống: tỷ lệ sống hơn 85%, cỡ chiều dài mai trung bình 1- 4 cm, trọng lượng trung bình 8,5 - 10 g/con. Nuôi cua thương phẩm: tỷ lệ sống đạt 65,25%, trọng lượng trung bình 200 - 250 g/con, tối đa đạt 400 g/con. Đối với nuôi cua lột, tỷ lệ sống đạt > 95%, với nuôi cua gạch, tỷ lệ sống đạt 100%. ...
  • Tôm Việt Nam xuất sang EU giảm gần một nửa
    Tôm Việt Nam xuất sang EU giảm gần một nửa
    Ba nước tiêu thụ tôm chính của Việt Nam trong khối EU là Đức, Anh, Pháp đồng loạt giảm mạnh nhập khẩu tôm Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm mạnh, gần 40% so với cùng kỳ, đạt 4,3 triệu USD. <br>Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho biết, tháng 2/2009, xuất khẩu tôm Việt Nam loé sáng với mức tăng trưởng cao ở các thị trường tiêu thụ chính. ...
  • Chương trình "Hỗ trợ các doanh nghiệp Chế biển Thuỷ sản Bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập Kinh tế Quốc tế (giai đoạn 2008 - 2010)"
    Chương trình "Hỗ trợ các doanh nghiệp Chế biển Thuỷ sản Bảo vệ môi trường, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập Kinh tế Quốc tế (giai đoạn 2008 - 2010)"
    Thời gian qua, lĩnh vực chế biến thuỷ sản ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, hiện có trên 400 doanh nghiệp với trên 550 cơ sở chế biến thuỷ sản (CBTS) quy mô công nghiệp, Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt mức 3,75 tỷ USD, năm 2008 tăng lên 4,27 tỉ USD. Hiện VN đang đứng thứ 8 về giá trị xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Khi Việt Nam gia nhập WTO, lĩnh vực chế biến - xuất khẩu TS đã có những chuyển biến rõ rệt, số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn XK vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản.. tăng gấp 2 lần. Mặt khác, Cùng với những vấn đề về Thị trường, Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.v.v. lĩnh vực Chế biến - xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề về ô nhiễm, quản lý và bảo vệ môi trường…..Hiện nay, công tác quản lý môi trường (QLMT) của các xí nghiệp CBTS đã có những chuyển biến bước đầu, nhiều cơ sở CBTS có hệ thống xử lý nước thải (HT XLNT) đạt yêu cầu chất lượng. Những cơ sở mới được xây dựng nằm trong quy hoạch đã xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ...
  • Phái đoàn Bộ thuỷ sản và gia cầm Băng-la-đét đến thăm và làm việc tại Viện
    Phái đoàn Bộ thuỷ sản và gia cầm Băng-la-đét đến thăm và làm việc tại Viện
    Ngày 11/2/2009, phái đoàn Bộ Thuỷ sản và Gia cầm Băng-la-đét do ngài Mr. Dhirendra Chandra Das, Phó tổng Thư ký Bộ Thuỷ sản và Gia cầm Băng-la-đét dẫn đầu cùng với các cán bộ nghề cá đã đến thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu Hải sản. Cùng đi với đoàn có TS. Amrit Bart, Giám đốc Học viện Công nghệ châu á tại Việt Nam (AIT CV-Việt Nam). ...