Bản tin tổng hợp

  • Mắm ruột cá ngừ Quy Nhơn
    Mắm ruột cá ngừ Quy Nhơn
    Có loài cá, người ta không chỉ ăn được phần thịt mà còn ăn được cả phần ruột, nội tạng bên trong của nó. Ăn ngon nữa là đằng khác. Ruột con cá ngừ là một minh chứng. Món luộc hay nấu ruột cá ngừ, chắc có lẽ rất nhiều người đã biết, quen làm và hay được thưởng thức ở tại nhà hoặc nơi quán xá, nhà hàng. Ruột cá ngừ mà làm mắm để ăn thì chắc chắn không phải người nào cũng đã ăn. Đó chính là sản phẩm độc đáo của các bà, các mẹ, các chị thuộc thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định). ...
  • Cá mập có hàm yếu
    Cá mập có hàm yếu
    Tuy nhiên, giới khoa học vừa công bố một thông tin gây sửng sốt: “kẻ ăn thịt” gớm ghiếc kia lại sở hữu những cú táp yếu ớt đáng kinh ngạc. Theo báo Telegraph, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tampa (Mỹ) phát hiện cá mập thực tế có bộ hàm rất yếu so với kích thước của chúng. <br> ...
  • Tăng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển
    Tăng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển
    Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định tăng chế độ phụ cấp đặc thù đi biển đối với công chức, viên chức, công nhân, nhân viên trên tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong thời gian trực tiếp tham gia diễn tập, huấn luyện, tìm kiếm cứu nạn trên biển. Theo đó tăng mức phụ cấp từ 110.000 đồng/người/ngày lên 150.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển. ...
  • BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÓ THỂ       ÁP DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THUỶ SẢN
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THUỶ SẢN
    Kết quả đánh giá nguồn lợi cá đáy, cá nổi lớn và cá nổi nhỏ vùng biển Việt Nam được tổng hợp đánh giá từ các đề tài, dự án thực hiện trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, bao gồm:<br>- Dự án: “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, Giai đoạn II - ALMRV-II” (2000-2005);<br>- Đề tài: “Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” (2000-2003); ...
  • Thách thức đối với lý thuyết về nguồn gốc các loài
    Thách thức đối với lý thuyết về nguồn gốc các loài
    Hầu hết các nhà khoa học tin rằng sự hình thành loài khác vùng phân bố, những loài khác biệt hình thành từ loài tổ tiên chỉ sau khi những loài đó trở nên hoàn toàn biệt lập, là kiểu hình thành loài chủ yếu trên đất liền và dưới biển. Chìa khóa của lý thuyết này là sự tồn tại của một số rào cản tự nhiên có tác dụng ngăn cản sự phối giống giữa những nhóm động vật và vì vậy qua một khoảng thời gian nhất định, những bộ phận động vật này trở thành những loài riêng biệt ...
  • Hệ thống san hô lớn nhất thế giới bị đe dọa
    Hệ thống san hô lớn nhất thế giới bị đe dọa
    Quá trình phát triển san hô tại dải ngầm Great Barrier Reef nổi tiếng ở Australia đang suy giảm mạnh nhất trong suốt 4 thế kỷ qua, đe dọa đến hệ sinh thái và các loài sinh vật biển khác. San hô hồi sinh kỳ diệu sau sóng thần<br>Great Barrier Reef là hệ thống san hô ngầm lớn nhất trên thế giới gồm hơn 2.900 dải san hô khác nhau và 900 hòn đảo, trải dài 2.600 km trên khu vực có diện tích 344.000 km vuông. Hệ thống này nằm tại biển Coral Sea, ngoài khơi bang Queensland và có thể quan sát được từ vũ trụ. ...
  • Scotland: Suy giảm các loài động vật phù du
    Scotland: Suy giảm các loài động vật phù du
    Theo các con số thống kê trong tài liệu dự án Kế hoạch về Chương trình Biển của Defra (Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn), số lượng các loài động vật này đã suy giảm một cách đáng kể. Chính vì thế, tổ chức Charity Buglife đã coi “đây có thể là một đại thảm hoạ đa dạng sinh học”. Theo họ, đó cũng là những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm tiềm ẩn về số lượng các loài động vật khác thông qua dây chuyền chuỗi thức ăn. Chẳng hạn, số lượng cá nhỏ suy giảm sẽ kéo theo sự suy giảm số lượng loài lươn cát đến cả những chú chim biển như hải âu vì cá là thức ăn cho chúng. ...
  • Nghiên cứu áp dụng nghề câu cá ngừ Đại Dương quanh chà ở ngư trường có độ sâu lớn
    Nghiên cứu áp dụng nghề câu cá ngừ Đại Dương quanh chà ở ngư trường có độ sâu lớn
    Nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh các cụm chà thả ở ngư trường có độ sâu lớn đã được ngư dân Philippin ứng dụng thành công, hiệu quả khai thác thu được khá cao. Đối với ngư dân Việt Nam nghề này còn xa lạ và mới mẻ, vì thế để nghiên cứu ứng dụng nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh chà ở ngư trường có độ sâu lớn trên vùng biẻn của Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dư­ơng ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ” đã thực hiện các nghiên cứu về cải tiến chà và thả chà ở ngư trường có độ sâu lớn để tập trung cá ngừ đại dương và nghiên cứu cải tiến ngư cụ, phương pháp khai thác. Từ nghiên cứu thử nghiệm, bước đầu đề tài đã ứng dụng kỹ thuật câu cá ngừ quanh chà vào điều kiện thực tế của biển Việt Nam ...
  • Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Tây Nam Bộ Việt Nam
    Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Tây Nam Bộ Việt Nam
    Với vai trò là chìa khóa trong hệ sinh thái biển, động vật phù du (Zooplankton) không những là một mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn mà còn là đối tượng thuận lợi cho các nghiên cứu định lượng. Nhiều nhóm động vật phù du (ĐVPD) cỡ nhỏ là thành phần chính trong thức ăn của nhiều loài cá con và cá trưởng thành. Các nghiên cứu ĐVPD ở vùng biển Tây Nam Bộ còn ít và tập trung ở khu vực gần bờ, vùng khơi còn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ.<br>Từ kết quả nghiên cứu năm 2007 - 2008 của đề tài nghiên cứu cơ bản “Nghiên cứu động vật phù du vùng khơi biển miền Nam Việt Nam", bài báo này cungcấp những dẫn liệu mới về quần xã ĐVPD ở vùng khơi biển Tây Nam Bộ, là cơ sở khoa học để phân vùng sinh thái, đánh giá tính đa dạng, ước tính tiềm năng sinh học của ĐVPD và nguồn lợi cá nổi. ...
  • Hệ sinh thái san hô đảo Nam Yết suy giảm do đánh bắt hải sản
    Hệ sinh thái san hô đảo Nam Yết suy giảm do đánh bắt hải sản
    Hoạt động khai thác hải sản ở quần đảo Trường Sa không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm của bộ đội đóng trên đảo mà còn nguồn là nguồn thu nhập đáng kể của ngư dân. Viện Tài nguyên và Môi trường Biển vừa công bố kết quả bước đầu nghiên cứu về hiện trạng các rạn san hô do hoạt động khai thác hải sản trong vùng biển đảo Nam Yết thuộc quần đầo Trường Sa trong 2 năm 2006 – 2007.<br>Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động khai thác hải sản trên rạn là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thay đổi trong cấu trúc quần xã các rạn san hô: giảm sút về mật độ và trữ lượng; thay đổi về phân bố và tập tính của loài. ...
  • Nhập khẩu cá ngừ 10 tháng đầu năm nay của Nhật sụt giảm
    Nhập khẩu cá ngừ 10 tháng đầu năm nay của Nhật sụt giảm
    Tổng nhập khẩu cá ngừ tuơi và đông lạnh của Nhật trong tháng 10 đạt khoảng 18.318 tấn, trị giá 12.340 triệu yên. Tổng nhập khẩu cá ngừ trong tháng 10 giảm 5% về lượng và 28% về giá trị so với tháng 9 và so với cùng kỳ năm 2007 giảm 17% về lượng và 14% về giá trị. 10 tháng đầu năm, tổng nhập khẩu cá ngừ đạt 177.531 tấn, giảm 7% về lượng và 5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.<br>Nhập khẩu cá ngừ tươi trong tháng 10 của Nhật đạt 3.243 tấn, trị giá 2.955 triệu yên, tăng 14% về lượng và 16% về giá trị so với tháng trước và tăng 8% về lượng, giảm 12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. ...
  • Rong vôi ở quần đảo Trường Sa
    Rong vôi ở quần đảo Trường Sa
    Rong vôi là nhóm rong mà tế bào của chúng có tẩm canxi, đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển và bảo vệ rạn san hô. Viện Tài nguyên và Môi trường Biển vừa công bố kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài, phân bố và độ phủ của một số nhóm rong vôi tại quần đảo Trường Sa. Đây là kết quả được rút ra sau nhiều năm nghiên cứu (từ 1994 đến 2008) tại 9 đảo của Trường Sa. ...
  • Thủy sản sinh thái sắp trở thành hiện thực tại Mỹ
    Thủy sản sinh thái sắp trở thành hiện thực tại Mỹ
    Uỷ ban Tiêu chuẩn Sinh thái Quốc gia Mỹ (NOSB) tháng trước đã thông qua tiêu chuẩn cho sản xuất thuỷ sản sinh thái, một động thái mà người nông dân thì ủng hộ nhiệt liệt còn hàng loạt các tổ chức bảo vệ môi trường kịch liệt phản đối.<br>Ban tư vấn liên bang này đã thông qua tiêu chuẩn nuôi thả cho thuỷ sản sinh thái, bao gồm hai nội dung quan trọng nhất là nguyên liệu của thức ăn nuôi thả thuỷ sản và cho phép sử dụng lưới quây ở đại dương. ...
  • Sơ kết 1 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
    Sơ kết 1 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các nhiệm vụ trọng tâm năm 2014-2015. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự hội nghị. ...