Bản tin tổng hợp

  • Săn cá mập: Ký ức biển khơi
    Săn cá mập: Ký ức biển khơi
    Biển là vậy, luôn huyền bí, chứa đựng nhiều điều bất ngờ. Biển cho ngư dân tôm cá, của cải rồi cũng lấy đi của họ mọi thứ nếu không biết đối xử đúng với biển. Biển cho vàng cho bạc nhưng biển cũng “bạc như vôi”… <br>Ngư dân Phạm Học, ngụ phường Phước Hội, thị xã La Gi, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận năm nay đã 68 tuổi nhưng nhìn vẫn rất cường tráng. Cũng giống như cha ông mình, cả đời lão ngư Phạm Học gắn chặt với biển. ...
  • Các phương pháp nuôi hàu
    Các phương pháp nuôi hàu
    Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá. ...
  • Quảng Ngãi: Đêm giao thừa trúng đậm cá ngừ
    Quảng Ngãi: Đêm giao thừa trúng đậm cá ngừ
    Trong khoảng 20 tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi cập âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) vào dịp đầu năm, cho đến hôm qua (mồng tám tháng Giêng) chỉ còn tàu QNg 94709 của anh Huỳnh Lành (quê Đức Phổ, Quảng Ngãi) chưa bán hết cá nên anh cùng 10 thuyền viên vẫn phải bám trụ ở lại để giải quyết xong cá, chia tiền rồi về ăn tết muộn với vợ con. ...
  • Tôm, cá, muối tăng giá
    Tôm, cá, muối tăng giá
    Ngày 1/2, tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… tôm sú còn sống, loại 40 con/kg, có giá 125.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với thời điểm thu hoạch chính vụ năm 2008.<br>Thương lái thu mua tại ao, trực tiếp thu hoạch, bảo quản nên người nuôi tôm càng có lời nhiều. Tôm đất loại 40 con/kg đã có giá 110.000đ/kg.<br>Các loại cá cũng tăng giá mạnh. Cá lóc đồng loại 4 con/kg giá 80.000đ/kg. Cá kèo loại vừa 100.000đ/kg, loại lớn 120.000đ/kg. ...
  •  History, Socio-economics and ecological effects of the ‘Dam Dang’ fixed net fishery in Hon Mun MPA
    History, Socio-economics and ecological effects of the ‘Dam Dang’ fixed net fishery in Hon Mun MPA
    The study was conducted to examine ecological and socio-economic aspect of the Dam Dang fixed net fishery in Hon Mun MPA. Information on the history and origin of the fishery was obtained from direct interview with the fishermen and the leaders of fishing cooperatives. Data on the catches were provided by the fishing cooperatives, Department of Fisheries, Agriculture and Rural development Division.<br>The fishery is typically traditional and has existed for over 200 years. To the present. there are 5 fixed nets inside the Hon Mun MPA. The fishery is leased by three cooperatives and a fishing enterprise for forms of 4 years-rotation. The structure of the nets are almost the same with the only difference being the length of the leader net. The net with mesh size of 120 – 300 mm functions as a wall setting across the current to trap the pelagic fishes. When the fishes are trapped in the play ground, they are caught with portable liftnet. ...
  • Khoa học & công nghệ phục vụ nông dân: Nuôi ước mơ lớn từ cá bống tượng con!
    Khoa học & công nghệ phục vụ nông dân: Nuôi ước mơ lớn từ cá bống tượng con!
    Nghề nuôi cá bống tượng đã hình thành và phát triển mạnh từ hơn chục năm qua. Tiêu biểu cho phong trào này là xã Tân Thành, TP Cà Mau. <br>Đối tượng nuôi này đã từng giúp đổi đời cho biết bao gia đình. Họ thoát khỏi cảnh túng thiếu, cơ cực vì cây lúa bấp bênh "được mùa rớt giá" trước đây, và cả khi có con tôm sú "nay giàu mai nghèo" theo con nước lớn - ròng chỉ vì "đỏ thân đốm trắng"! Và Tết Kỷ Sửu này, người nuôi cá lại ước mơ! ...
  • Chuyện nuôi biển
    Chuyện nuôi biển
    Trong xu thế chung phát triển nghề cá biển trên thế giới, nuôi biển ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với đánh bắt. Xu thế này cũng thể hiện rất rõ trong cơ cấu nghề cá biển nước ta khi nuôi biển (nuôi trồng thủy sản biển) ngày càng thay thế đánh bắt do nguồn lợi hải sản tự nhiên cạn dần. Các chuyên gia khuyến cáo Việt Nam cần phải triển khai sớm và mạnh hơn nữa quy hoạch phát triển nuôi biển, mới tương xứng với tiềm năng và lợi thế là quốc gia biển với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn một triệu km vuông.<br>Trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ nước ta chủ yếu ở vùng nước nông ven bờ và trên 3.640 km đường bờ biển và bờ đảo khúc khuỷu tạo nên các sinh cảnh đa dạng dọc theo các tuyến đảo - vũng - vịnh nhỏ, rất thích hợp phát triển nuôi biển. Đó là chưa kể tiềm năng nuôi biển ở vùng cửa sông, với khoảng 112 cửa sông đổ trực tiếp ra biển đông và một hệ thống gồm 12 đầm phá lớn nhỏ rất thích hợp cho nuôi biển. ...
  • Thủy sản đi vào thị trường “ngách”
    Thủy sản đi vào thị trường “ngách”
    Trong lúc xuất khẩu thủy sản vào các thị trường truyền thống của Việt Nam như Mỹ, Nhật hay EU đang giảm sút do khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các doanh nghiệp Việt Nam tìm đường đi vào các thị trường “ngách” như Bắc Phi, Trung Đông. Thế nhưng việc đi vào các thị trường mới nhiều tiềm năng lại vướng phải khó khăn không phải do thị trường, mà do sự cạnh tranh không lành mạnh mà dân trong nghề gọi là “phe ta hại phe mình”. ...
  • Xuất khẩu thủy sản năm 2009: Bao giờ hết “ta hại ta”?
    Xuất khẩu thủy sản năm 2009: Bao giờ hết “ta hại ta”?
    Theo nhận định chung, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động mạnh đến xuất khẩu. Vì thế, dù các doanh nghiệp thủy sản nổi tiếng là năng động, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ khó có thể đạt như năm 2008 (4,509 tỷ USD) và dự kiến chỉ đạt khoảng 3,5 - 4 tỷ USD. <br>Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) lại lạc quan cho rằng đây là thời cơ lớn để chấn chỉnh quy trình sản xuất nhằm đưa ra những sản phẩm tốt hơn, cũng như đầu tư thiết bị mới nhờ giá rẻ, tăng tính liên kết giữa vùng nguyên liệu và chế biến. <br> ...
  • Phú Yên: Đầu năm ngư dân trúng đậm tôm hùm giống
    Phú Yên: Đầu năm ngư dân trúng đậm tôm hùm giống
    Nhiều người có thể kiếm từ 1 đến 2 triệu đồng/đêm nhờ bán tôm hùm giống. Trong vài ngày trở lại đây, tôm hùm giống xuất hiện khá dày trên vùng biển huyện Tuy An. Nhiều nhất từ Lao Mái Nhà xã An Hải đến Hòn Chùa xã An Phú.<br>Hàng trăm người dân ven biển dùng mành trủ đánh bắt tôm hùm giống đã trúng đậm. Bình quân mỗi đêm người tham gia khai thác tôm hùm giống đánh bắt được 30 con/đêm. Cá biệt có người đã đánh bắt được 150 con tôm hùm giống/đêm. ...
  • Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề cá Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của nghề cá Việt Nam dựa trên 2 lĩnh vực chính đó là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó lĩnh vực khai thác hải sản có vai trò rất quan trọng. Khai thác hải sản đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đất nước và bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển của tổ quốc. ...
  • Dùng bẫy tình diệt 'ma cà rồng nước'
    Dùng bẫy tình diệt 'ma cà rồng nước'
    Cá mút đá biển (còn được gọi là cá ma cà rồng nước) là loài sống ký sinh trên các động vật sống trong vùng hồ Great Lakes (gồm 5 hồ nước ngọt ở vùng giáp ranh giữa Mỹ và Canada). Vòng đời tự nhiên của cá mút đá biển diễn ra ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Chúng được sinh ra ở suối và lớn lên ở đại dương. <br>Trước kia cá mút đá biển chỉ xuất hiện trong Đại Tây Dương, nhưng chúng vô tình lọt vào vùng Great Lakes sau khi người ta đào kênh Erie để nối vùng này với New York vào đầu thế kỷ 19. Khả năng thích nghi cực cao giúp cá mút đá tồn tại được trong môi trường nước ngọt. Trong đại dương cá mút đá biển là đối tượng ăn thịt của nhiều loài cá. Nhưng trong vùng Great Lakes chúng không bị bất kỳ loài nào săn đuổi. ...
  • Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Một số vấn đề kinh tế xã hội nghề cá các tỉnh ven biển Vịnh Bắc Bộ
    Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề cá Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của nghề cá Việt Nam dựa trên 2 lĩnh vực chính đó là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó lĩnh vực khai thác hải sản có vai trò rất quan trọng. Khai thác hải sản đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đất nước và bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển của tổ quốc ...
  • Thực trạng nghề câu mực xà ở Việt Nam
    Thực trạng nghề câu mực xà ở Việt Nam
    Nghề câu mực xà xuất hiện từ những năm 1990 trở lại đây. Lúc đầu phương tiện đánh bắt còn nhỏ, công suất từ 33 ÷ 66 cv, sức chở khoảng 8 ÷ 12 thúng câu. Thời gian chuyến biển ngắn khoảng 10 ÷ 15 ngày. Sản lượng đánh bắt và hiệu quả sản xuất còn thấp. Trong những năm gần đây ngư dân đã không ngừng nâng cấp máy tàu, vỏ tàu, cải tiến ngư cụ, thay thế đèn gió bằng đèn pin Trung Quốc rồi dùng bình ắc qui thắp sáng, bóng đèn điện bọc nhựa nhiều màu bên ngoài, đưa xuống nước để thu hút mực tập trung lại, sắm trang thiết bị như máy thông tin tầm xa ICOM, tầm gần, máy định vị...Ngư trường ngày càng được mở rộng theo hướng vươn ra khai thác xa bờ hàng trăm hải lý. Thời gian chuyến biển dài hơn khoảng 55 ÷ 65 ngày. Sức chở của tàu mẹ được nâng lên 24 ÷ 28 thúng. ...
  • Đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá đáy của các vùng biển Đông Nam Châu Á
    Đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá đáy của các vùng biển Đông Nam Châu Á
    Kết quả điều tra được tiến hành từ năm 2004 đến năm 2007 bằng nghề câu vàng thẳng đứng tầng đáy đã cho thấy nguồn lợi cá đáy có giá trị kinh tế cao ở những vùng nước không thể khai thác bằng lưới kéo đáy của vùng biển Đông Nam châu Á rất phong phú. Bài báo này báo cáo chi tiết kết quả của các chuyến điều tra nguồn lợi cá đáy trên tàu Nghiên cứu SEAFDEC 2 dựa trên các báo cáo đã trình bày trong Hội thảo Khu vực về Thu thập Thông tin Nguồn lợi cá đáy sử dụng làm nguyên liệu Surimi thô trong các vùng biển Đông Nam Châu Á, được tổ chức tại Chiang Rai, Thái Lan từ ngày 18 – 20/12/2007. ...