Bản tin tổng hợp

  • Hoàn tất khảo sát Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và khôi phục đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang
    Hoàn tất khảo sát Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và khôi phục đai rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang
    Uỷ ban Quốc tế về biến đổi khí hậu đã xác định Việt Nam là nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng trái đất nóng dần lên, mực nước biển dâng cao, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, trong đó Kiên Giang là tỉnh có 208 km bờ biển được xác định là dễ bị tác động nhất…Để đối phó với tình trạng này, Dự án “Phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng đối phó với biến đổi khí hậu vùng biển, ven biển Tây Nam tỉnh Kiên Giang” đã được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tham mưu cho UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng và trình Bộ KH & ĐT để đưa vào danh mục xin nguồn tài trợ từ Chính phủ CHLB Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW). Để thực hiện dự án này, từ ngày 4 – 9/10/2009, Đoàn chuyên gia xác định dự án của Đức do tiến sĩ Hartmut Bruhl – chuyên gia công trình ven biển làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương có tình trạng sạt lở đê biển. ...
  • Khánh Hòa: Sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 77.000 tấn
    Khánh Hòa: Sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 77.000 tấn
    Sở NN & PTNT Khánh Hòa cho biết, đến tháng 9/2009, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 76.739 tấn, bằng 83% kế hoạch năm 2009, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, khai thác hải sản đạt 59.450 tấn, gồm 29.705 tấn cá, 11.595 tấn mực, 5.155 tấn tôm và 12.995 tấn hải sản khác; khai thác thủy sản nội địa đạt 17.289 tấn. ...
  • Phát triển kinh tế thủy sản làm ô nhiễm môi trường biển
    Phát triển kinh tế thủy sản làm ô nhiễm môi trường biển
    Phát triển kinh tế thủy sản đang gây ô nhiễm môi trường biển, làm mất đi vẻ đẹp thơ mộng tại một số khu du lịch sinh thái biển. Trong khi đó, có nơi bãi biển lại trở thành nơi "giải quyết nỗi buồn".<br>Do thiếu quy hoạch, các doanh nghiệp, cá nhân ở khu du lịch huyện đảo Cát Bà-Hải Phòng đua nhau ra biển quây lồng nuôi cá, đã dẫn đến việc cán bộ quản lý hết sức khó khăn, đặc biệt về lĩnh vực môi trường. Mặc dù chưa có được số liệu quan trắc cụ thể nhưng, chỉ bằng cảm quan, cũng thấy ô nhiễm môi trường biển ở đây đang diễn biến hết sức phức tạp.<br>Cuối năm 2008 chúng tôi có chuyến ra thăm đảo, tận mắt chứng kiến, mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống vịnh Bến Bèo một lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn các loại. ...
  • Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá”
    Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá”
    Ngày 4-5/9/2009, Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá” đã được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hải sản. Hội thảo được sự phối hợp tổ chức của Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Dự án Hợp phần tăng cường quản lý nghề cá (SCAFI) và Đoàn Viện Nghiên cứu Hải sản. Mục đích, ý nghĩa của hội thảo: (1) tạo diễn đàn để đoàn để đoàn viên thanh niên trao đổi kinh nghiệm trong học tập, nghiên cứu khoa học, là hoạt động cụ thể hóa có chiều sâu của các phong trào Đoàn như “5 xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Thông qua hội thảo khẳng định vai trò xung kích của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi cơ quan, đơn vị; (2) tạo diễn đàn cho tuổi trẻ các đơn vị chuyên môn, sự nghiệp khối thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT khu vực phía Bắc trao đổi thông tin, kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý nghề cá; (3) tuyển chọn những báo cáo khoa học tham gia Hội nghị Khoa học Thanh niên Bộ NN&PTNT lần thứ III-2009. ...
  • Đạt sản lượng thủy sản gần 7.000 tấn
    Đạt sản lượng thủy sản gần 7.000 tấn
    Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho biết, từ đầu năm đến nay, địa phương đã thu hoạch từ nuôi trồng và đánh bắt gần 7.000 tấn tôm cá các loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, bằng 87% chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Chủ yếu có gần 3.500 tấn tôm sú nguyên liệu, còn lại là các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao khác như: tôm thẻ chân trắng, nghêu thịt, nghêu giống, sò huyết, các loại cá nước lợ và nước ngọt, cua biển... ...
  • Trao quyết định bổ nhiệm  kiêm nhiệm viện trưởng viện nghiên cứu hải sản
    Trao quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm viện trưởng viện nghiên cứu hải sản
    Ngày 7/10/2009 tại Viện Nghiên cứu Hải sản, được sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã trao Quyết định Bổ nhiệm kiêm nhiệm có thời hạn cho ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản kiêm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản từ ngày 6/10/2009. ...
  • Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Chất lượng môi trường 4 khu bảo tồn biển trọng đểm (Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc)
    Vùng biển nước ta có khoảng hơn 3000 đảo lớn nhỏ nằm dọc dải ven bờ và ngoài khơi. Cùng với sự tồn tại của các đảo là các rạn san hô, thảm cỏ biển bao quanh với thành phần loài phong phú và cấu trúc đa dạng. Nhiều vùng biển đảo được thiết lập thành khu bảo tồn nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.<br>Những năm gần đây, môi trường biển đảo vừa chịu ảnh hưởng của sự suy giảm chất lượng nước biển dải ven bờ vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội trên đảo. Sự biến động của môi trường đã và đang cso những tác động mạnh đến hệ sinh thái tiêu biểu, đa dạng sinh học cao vốn rất nhạy cảm đang cần được bảo vệ. Để bảo vệ kịp thời và quản lý lâu dài hệ sinh thái khu bảo tồn biển, cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng, các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. ...
  • Điều kiện XNK thủy hải sản vào thị trường Nga kể từ ngày 1/12/2009
    Điều kiện XNK thủy hải sản vào thị trường Nga kể từ ngày 1/12/2009
    Các điều kiện XNK, các quy định của Cơ quan Thú y Nga về chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiếp thị thủy hải sản và các sản phẩm thủy hải sản được phê duyệt trong Sắc lệnh số 453 ngày 6/10/2009 (bổ sung các điều kiện về thú y) của Bộ Nông nghiệp Nga, xác định rõ yêu cầu cung cấp thông tin cho Cơ quan Thú y Nga (Rosselkhoznadzor) về việc cần ấn định số đăng ký cho các đơn vị kinh tế, đồng thời đưa họ vào danh sách các nhà máy có đủ các điều kiện cần thiết về chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiếp thị thủy hải sản và các sản phẩm thủy hải sản (danh sách bổ sung). ...
  • Kỹ thuật nuôi ghép cua xanh với tôm sú
    Kỹ thuật nuôi ghép cua xanh với tôm sú
    Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển. Ở nước ta, người dân một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã nuôi cua xanh từ rất lâu, hầu hết nuôi theo hình thức quảng canh, năng suất thấp, trung bình 120 – 150 kg/ha; nguồn cua giống thả hoàn toàn dựa vào khai thác ngoài tự nhiên. Năm 2003, các nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu thành công và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống cua xanh. Do chủ động nguồn cua giống nhân tạo, nghề nuôi cua xanh đã phát triển mạnh với nhiều hình thức như nuôi ghép với tôm sú, nuôi ghép với cá, nuôi trong hệ sinh thái ngập mặn, nuôi chuyên canh, đạt năng suất 1,5 – 2 tấn/ha. ...
  • Ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản biển ở Quảng Ngãi: Cần khai thác hợp lý
    Ngư trường và nguồn lợi thuỷ sản biển ở Quảng Ngãi: Cần khai thác hợp lý
    Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển 130 km, ngư trường rộng lớn từ ven bờ vươn tới ngoài khơi xa, diện tích đất đai mặt nước lợ, nước ngọt khá lớn, lao động nghề biển dồi dào... Đó là những điều kiện thuận lợi để tận dụng, khai thác phát triển kinh tế thuỷ sản toàn diện và bền vững! <br>Ở vùng biển miền Trung, vùng ven bờ được tính từ mép bờ ra đến 3 hải lý, vùng lộng tính từ đường cách bờ 3 hải lý ra đến độ sâu 50m và vùng khơi có độ sâu từ 50m nước trở lên. <br>Ngư trường khai thác thuỷ sản trong tỉnh có diện tích khoảng 11.000 km2, được phân bố: Độ sâu đến 50m nước chiếm 9% diện tích, từ 51m - 100m chiếm 21,8%, từ 101 - 200m chiếm 15,6%, trên 200m chiếm 53,6%. Vùng biển Quảng Ngãi có mật độ sinh vật phù du tương đối thấp, nên trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản không lớn. Nguồn lợi thuỷ sản biển bao gồm các loài cá tầng nổi, cá tầng đáy và các loài giáp xác, thân mềm như: Tôm hùm, tôm sú, tôm chì, cua, ghẹ, cua huỳnh đế, mực ống, mực nang... là những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. ...
  • Xuất khẩu thủy sản vào EU gặp khó
    Xuất khẩu thủy sản vào EU gặp khó
    Theo quy định luật IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) của EU, từ ngày 1-1-2010, tất cả lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận về tính hợp pháp của sản phẩm, phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác... mới được phép xuất vào thị trường này. Quy định IUU sẽ chỉ áp dụng đối với những lô hàng thủy sản đánh bắt kể từ thời điểm ngày 1-1-2010 ...
  • Cần Giờ: Bảo vệ bãi nghêu giống tự nhiên
    Cần Giờ: Bảo vệ bãi nghêu giống tự nhiên
    Nhằm bảo vệ nguồn lợi nghêu giống mới xuất hiện lần đầu tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và đảm bảo trật tự an ninh cho người dân tại địa phương, UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND huyện Cần Giờ tiến hành khoanh vùng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và nghiêm cấm khai thác nguồn lợi nghêu giống tự nhiên.<br>Theo đó, UBND huyện Cần Giờ sẽ phải chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; chỉ đạo và phối hợp với lực lượng bộ đội Biên phòng, Công an huyện tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm việc vi phạm khai thác nghêu tự nhiên; đảm bảo ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. ...
  • Nguy cơ thủy sản Việt Nam mất thị trường EU
    Nguy cơ thủy sản Việt Nam mất thị trường EU
    Ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể mất thị trường châu Âu (EU) béo bở vì luật truy xuất nguồn gốc từ khai thác (IUU). <br>Theo luật IUU (illegal, unreported and unregulated fishing), từ ngày 1/1/2010, tất cả lô hàng hải sản xuất khẩu sang EU phải chứng minh nguồn gốc (vùng biển khai thác, tàu khai thác…), nếu thiếu sẽ không được phép nhập vào thị trường này. <br>Mặc dù đã được báo trước từ nhiều tháng nay, nhưng cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý đều thừa nhận, “cả một núi công việc khó có thể hoàn thành…”. Khó nhất là không thể ngày một ngày hai thay đổi được thói quen hành nghề của ngư dân các vùng biển từ bao đời nay. ...
  • Sản xuất diesel sinh học bằng vỏ tôm
    Sản xuất diesel sinh học bằng vỏ tôm
    Các nhà khoa học thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, Vũ Hán, Trung Quốc, vừa nghiên cứu thành công một chất xúc tác làm từ vỏ tôm, có thể giúp quá trình sản xuất diesel sinh học diễn ra nhanh hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn với môi trường. <br>Quy trình sản xuất diesel sinh học cần sử dụng một số chất xúc tác nhằm đẩy nhanh tốc độ các phản ứng chuyển hóa đậu nành, cải dầu và các loại cây có dầu khác trở thành diesel.<br>Các chất xúc tác phổ biến hiện nay đều không thể tái sử dụng, hơn nữa lại cần trung hòa bằng một lượng nước lớn nên để lại hậu quả là nguồn nước thải ô nhiễm. ...
  • Thuỷ sản Việt Nam ứng phó với rào cản thị trường
    Thuỷ sản Việt Nam ứng phó với rào cản thị trường
    Kể từ khi đổi mới, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những đột phá quan trọng, đặc biệt là ngành thủy sản. Tuy nhiên, song hành cùng với thành công đó là không ít những khó khăn. Kể từ sau sự việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao nhất đối với các sản phẩm cá tra, basa có nguồn gốc từ Việt Nam vào năm 2002 thì có thể nói năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 là khoảng thời gian Việt Nam phải đối mặt với nhiều rào cản cả về kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật nhất không chỉ đối với cá tra, basa mà còn đối với cả tôm. Và hầu hết các rào cản này đều xuất phát từ vấn đề chất lượng đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. ...