Bản tin tổng hợp

  • Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá”
    Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá”
    Ngày 4-5/9/2009, Hội thảo khoa học “Thanh niên với Nghiên cứu và Quản lý nghề cá” đã được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Hải sản. Hội thảo được sự phối hợp tổ chức của Đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Dự án Hợp phần tăng cường quản lý nghề cá (SCAFI) và Đoàn Viện Nghiên cứu Hải sản. Mục đích, ý nghĩa của hội thảo: (1) tạo diễn đàn để đoàn để đoàn viên thanh niên trao đổi kinh nghiệm trong học tập, nghiên cứu khoa học, là hoạt động cụ thể hóa có chiều sâu của các phong trào Đoàn như “5 xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. ...
  • Lo ngại
    Lo ngại
    Ngày 30.9.2009, Hạ viện Indonesia đã sửa đổi Luật Thủy sản năm 2004, trong đó cho phép tàu tuần tra của nước này được bắn và đánh chìm tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Indonesia. Đây là một thông tin gây lo ngại sâu sắc cho ngư dân làm nghề đánh cá xa bờ không chỉ của Việt Nam. <br>Chắc chắn, không quốc gia nào muốn và cho phép tàu thuyền đánh cá của nước ngoài xâm phạm và đánh bắt hải sản trong vùng biển của quốc gia mình đã được quốc tế công nhận. Nhưng, như các quốc gia trong khối ASEAN đã biết, ngoài vùng biển là "phần cứng" của mỗi quốc gia trong khối này, vẫn còn những vùng chồng lấn chưa thuộc hẳn quốc gia nào. Và với ngư dân một số nước trong khối, đặc biệt là Việt Nam ...
  • Muốn vào EU thủy sản phải đánh bắt hợp pháp
    Muốn vào EU thủy sản phải đánh bắt hợp pháp
    Lô hàng không được xuất nếu chủ hàng mua thủy sản của các tàu cá đánh bắt trái phép. <br>“Ngày 1-1-2010, quy định của Liên minh châu Âu (EU) về chống đánh bắt cá bất hợp pháp sẽ có hiệu lực thi hành. Quy định này nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp của nước xuất khẩu thủy sản. Theo thống kê, thị trường EU chiếm hơn 26% kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam. Nếu không đáp ứng theo yêu cầu này của EU thì chúng ta có thể mất thị trường”. <br>Ông Lê Trần Nguyễn Hùng, Phó Giám đốc dự án tăng cường quản lý khai thác thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), cho biết như trên. ...
  • Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bằng bóng Thái Lan
    Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bằng bóng Thái Lan
    Thời gian qua, ngư dân ồ ạt khai thác thủy sản ở vùng cửa sông ven biển, trong vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan… bằng bóng Thái Lan. Hậu quả là khai thác triệt để các loài thủy sản ở tầng đáy (nhất là đánh bắt được các loài thủy sản có kích thước nhỏ, kể cả các loại ốc rất nhỏ như ốc quắn, ốc đụn…). Chi cục Khai thác - Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên và các ngành chức năng ở huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu đã kết luận: Bóng Thái Lan là ngư cụ có cấu tạo tương tự như một loại lồng bẫy, khai thác thủy sản theo phương pháp thụ động, đối tượng thủy sản bị bắt giữ một cách ngẫu nhiên, không có tính chọn lọc về kích thước và chủng loại, mang tính hủy diệt hàng loạt. Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Tuy An có hơn 120 hộ ngư dân sử dụng loại ngư cụ này để khai thác thủy sản trên đầm Ô Loan. ...
  • Khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao
    Khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao
    Từ đầu năm đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn trong việc ra khơi đánh bắt thủy sản, như: giá xăng dầu không ổn định, suy giảm kinh tế, lao động trên tàu thiếu… nhưng việc khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.<br>Thời gian qua, giá xăng dầu, vật tư tiếp tục tăng và không ổn định. Chi phí đầu tư mua sắm, sửa chữa ngư cụ cũng tăng gấp rưỡi so với trước. Các chi phí khác như: lương thực thực phẩm, nước đá, mồi câu… tăng cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngư dân. Anh Nguyễn Văn Thạch, một ngư dân ở cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) cho biết: “Bình quân, chúng tôi phải chi phí cho nhiên liệu khoảng 70 - 80% trong tổng số tiền đầu tư cho mỗi chuyến đi biển (chuyến đi biển kéo dài 30 ngày, chi phí khoảng 80 triệu đồng); đó là chưa kể các chi phí khác”. Tình trạng giá cả đầu ra không ổn định, tư thương ép giá, chi phí cho mỗi chuyến đi biển cao.<br><br> ...
  • Hội Nghề cá Việt Nam phản đối việc đánh đập ngư dân tránh bão
    Hội Nghề cá Việt Nam phản đối việc đánh đập ngư dân tránh bão
    Hội Nghề cá Việt Nam ngày 16.10.2009 có công văn gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và các cơ quan chức năng Việt Nam, lên tiếng phản đối việc các ngư dân Quảng Ngãi trong khi tránh bão số 9 ở đảo Trụ Cẩu (thuộc quần đảo Hoàng Sa) bị phía Trung Quốc đánh đập, cướp bóc tài sản.<br>Theo hội Nghề cá Việt Nam, từ báo cáo của hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho thấy, trưa ngày 28.9.2009, bão số 9 đã ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa, 16 tàu của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang hoạt động ở khu vực gần đó chạy vào đảo Trụ Cẩu để tránh trú bão, nhưng bị phía Trung Quốc nổ súng không cho vào. Đến 15 giờ cùng ngày, sóng gió mạnh lên cấp 11, cấp 12, ngư dân Quảng Ngãi phải chạy vào đảo để trú bão. Lúc này trong khu vực đảo Trụ Cẩu đã có nhiều tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc đang tránh trú bão từ trước. ...
  • Nuôi trồng thuỷ sản, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích mặt nước
    Nuôi trồng thuỷ sản, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích mặt nước
    Là tỉnh miền núi nhưng Bắc Giang có lợi thế lớn về nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) của tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh. Cùng với khai thác triệt để diện tích mặt nước ở các hồ, đập lớn, chuyển đổi ruộng trũng sang NTTS, các hộ nông dân còn mạnh dạn đưa giống cá chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích mặt nước. ...
  • Cơ hội cho ngư dân và DN vùng Tây Nam
    Cơ hội cho ngư dân và DN vùng Tây Nam
    Ngư dân và nhiều cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu (XK) tại các tỉnh ven vùng Tây Nam nước ta đang đặc biệt quan tâm đến thông tin UBND tỉnh Kiên Giang vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công thương trình Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm khai thác, thu gom, chế biến và bảo quản cá nóc để XK sang thị trường Hàn Quốc. <br>Chiều 15/10, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Đề án thí điểm khai thác, thu gom, chế biến, bảo quản cá nóc không độc để XK (gọi tắt là Đề án) đã triển khai ở Nghệ An. Sau khi Hội nghị đánh giá hiệu quả đề án này vào tháng 5/2009, Bộ NN&PTNT đã có văn bản thông báo ý kiến kết luận của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương chọn mở rộng đề án ra các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Kiên Giang để tiếp tục thực hiện thí điểm. ...
  • Chuyển biến rõ rệt qua Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    Chuyển biến rõ rệt qua Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    Sáng 16-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tổng kết “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” năm 2009 và báo cáo kết quả Cuộc thi tìm hiểu Luật Thủy sản. <br>“Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” được tổ chức trong tháng 4 và 5-2009. Qua 2 tháng thực hiện, nhận thức của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương và nhân dân được nâng lên. 100% các hộ đang khai thác bằng nghề đăng đáy trên sông đã ký cam kết không vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 6.000 chủ phương tiện tàu cá đã ký cam kết không sử dụng xung điện, thuốc nổ, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định... ...
  •  Giảm bớt những rủi ro tỉ lệ chểt rùa biển gây ra do chà rạo di động (DFADs)
    Giảm bớt những rủi ro tỉ lệ chểt rùa biển gây ra do chà rạo di động (DFADs)
    Cá ngừ nằm trong số nguồn lợi nghề cá biển quan trọng nhất của thế giới, với xấp xỉ 4,2 triệu tấn đã khai thác được vào năm 2007. Hơn một nửa sản lượng cá ngừ đánh bắt được sử dụng bằng lưới vây cá ngừ, là loại ngư cụ quan trọng nhất trong ngành công nghiệp khai thác cá ngừ. Tuy nhiên, trong quá trình đánh bắt cá ngừ bằng lưới vây, ngư dân cần áp dụng các kỹ thuật dụ cá để đạt được sản lượng đánh bắt tối đa; như kỹ thuật đánh bắt loài cá ngừ đang bơi tự do, đánh bắt các loài cá ngừ kết hợp với loài cá heo và đánh bắt cá ngừ bằng các vật đang trôi nổi, chẳng hạn như chà rạo (Fish Aggregating Devices – FADs), v.v. để thu hút cá ngừ và cho phép ngư dân dễ dàng xác định vị trí và đánh bắt cá. ...
  • Kết quả chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp tại 6 tỉnh ven biển Miền Bắc
    Kết quả chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp tại 6 tỉnh ven biển Miền Bắc
    Cá bớp (B.sinensis) một loài cá kinh tế có giá trị cao ở vùng nước lợ, nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, giá cả hấp dẫn, thị trường tiêu thụ rộng cả trong nước và xuất khẩu - hiện đã được ghi vào “sách đỏ”, do nguồn lợi tự nhiên suy giảm trầm trọng. Để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi và đưa cá bớp thành đối tượng nuôi. Năm 2000 đến 2004 viện Hải sản đã thành công trong việc nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo loài cá này và quy trình đã được hoàn thiện (2005). Để giải quyết nỗi bức bách của nông dân về việc cần có những đối tượng nuôi kinh tế cho vùng đất nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả phải chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản và những ao đầm nuôi tôm bị bỏ hoang vì sự tàn phá của dịch bệnh thì việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất được con giống sẽ làm tiền đề vững chắc để phát triển công nghệ nuôi. Năm 2007-2008 được phép của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia chúng tôi đã hoàn thành việc “chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá bớp cho 6 tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh“ kết quả thu được như sau. ...
  • Nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản mực xà trên tàu khai thác xa bờ
    Nghiên cứu công nghệ xử lý, bảo quản mực xà trên tàu khai thác xa bờ
    Mực xà đại dương (flying squid) là một trong những loài nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm. Trong những năm qua, sản lượng khai thác mực xà đại dương ở Việt Nam rất cao (năm 2007 sản lượng đạt gần 60 nghìn tấn). <br>Tuy nhiên, công nghệ xử lý và bảo quản các sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ từ trước đến nay còn rất thủ công, thô sơ, đặc biệt là mực xà thì việc khắc phục biến đen cũng như vị chát sau một thời gian bảo quản gặp nhiều khó khăn. Do đó, chất lượng của sản phẩm không cao, tỷ lệ hao hụt lớn làm giảm giá trị sử dụng, giảm giá trị kinh tế.<br>Hiện tượng biến đen (melanogenesis) của mực xà sau khi đánh bắt hoặc bị chết là một quá trình phức tạp gồm nhiều phản ứng khác nhau xảy ra cùng lúc để tạo ra sắc tố melanin. Có hai loại phản ứng liên quan đến sự biến đen: biến đen không có sự tham gia của enzyme và biến đen có sự tham gia của enzyme. Quá trình biến đen do enzyme là quá trình sinh tổng hợp các sắc tố trong mô của mực xà. Hiện tượng này, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cũng như giá trị của mực xà. ...
  • Sản lượng khai thác hải sản của các đội tàu công suất < 90 CV ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2007
    Sản lượng khai thác hải sản của các đội tàu công suất < 90 CV ở vùng biển Tây Nam Bộ năm 2007
    Để duy trì, tái tạo lại nguồn lợi hải sản nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững thì việc cấp bách cần làm là điều chỉnh lại cơ cấu đội tàu đang hoạt động khai thác hải sản ở các vùng biển. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải tiến hành các chuyến điều tra thu thập các số liệu về hiện trạng khai thác, tình hình kinh tế - xã hội nhằm xác định cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác, thành phần sản lượng và năng suất khai thác của các đội tàu, hiệu quả kinh tế, thu nhập, đời sống của người lao động ... phục vụ cho việc tính toán điều chỉnh số lượng tàu thuyền.<br>Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu, nghề nghiệp khai thác cho từng vùng biển, tuyến biển. ...
  • Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (BIVALVIA) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam
    Động vật thần mềm hai mảnh vỏ là một trong những nhóm loài có tính đa dạng thành phần loài cao trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam. Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, chúng chiếm khoảng 80 loài trong tổng số 389 loài động vật đáy (Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004). Trong khu hệ động vật rừng ngập mặn Đồng Nai, chúng chiếm 9 loài trong tổng số 57 loài động vật đáy (Đỗ Văn Nhượng, 2001, 2002). Tuy nhiên, do tình hình khai thác quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển đổi hình thức sản xuất nên nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ đang bị giảm sút, một số loài bị cạn kiệt hoặc không thấy xuất hiện trong khu hệ động vật rừng ngập mặn. Trong khi đó, số liệu về đa dạng thành phần loài, nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam hiện nay lại chưa có sự thống nhất, chủ yếu được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu riêng lẻ. Chính vì thế, việc thực hiện những chương trình nghiên cứu tổng thể về đa dạng sinh học, hiện trạng nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại. ...
  • Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản nhóm cá hải quỳ Pomacentridae
    Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sinh sản nhóm cá hải quỳ Pomacentridae
    Cá hải quỳ hoặc cá khoang cổ là nhóm cá thuộc họ Pomacentridae và phân họ Amphiprioninae. Trên thế giới hiện nay có khoảng 29 loài đã được phân loại, trong đó có 1 loài thuộc giống Premnas, còn lại là giống Pomacentridae. Phụ thuộc vào từng loài, cá hải quỳ có màu sắc và kích thước khác nhau, loài cá hải quỳ thường có màu vàng, da cam, hồng hoặc có hơi đen. Trên cơ thể thường có các vạch hoặc những khoang màu trắng. Chiều dài lớn nhất 18cm và nhỏ nhất 10cm. Tại Việt Nam xác định có 7 loài, trong đó 6 loài xác định được tên và một loài chưa xác định, toàn bộ cá hải quỳ phân bố tại Việt Nam đều thuộc giống Pomacentridae. Cá hải quỳ là nhóm cá có kích thước nhỏ nhưng có màu sắc rất đẹp, do vậy chúng có giá trị cao trên thị trường cá cảnh. Hiện nay, nguồn lợi cá hải quỳ trong tự nhiên rất ít, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất cao. áp lực khai thác ngày càng cao làm cho các loài có nguy cơ biến mất khỏi tự nhiên. Do vậy, sinh sản nhân tạo là giải pháp hiệu quả đáp ứng nhu cầu hiện tại và yêu cầu bảo tồn đa dạng loài cá biển. ...