1. Mở đầu

Tài nguyên sinh vật biển của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, có nhiều loài cá có giá trị kinh tế là nguồn cung cấp chất đạm động vật cho nhân dân và là nguồn xuất khẩu. Việc đánh giá nguồn lợi và khả năng khai thác nhằm sử dụng hợp lý và lâu bền, cũng như việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công tác nghiên cứu nguồn lợi phục vụ cho quản lý nghề cá.

Những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và Bộ Thuỷ sản, công tác nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển mà trọng tâm là Cá, Mực và Tôm được đẩy mạnh. Trong các loài cá, cá Mối vạch (Saurida undosquamis) là loài cá kinh tế có sản lượng cao, thịt trắng có thể sử dụng để ăn tươi, đóng hộp, phơi khô, làm chả cá và sản xuất thịt cá xay (Surimi) dùng trong công nghệ chế biến thịt tôm, cua giả.

Ngoài ra, đây là loài cá phân bố rộng ở biển nước ta. Chúng phân bố từ Vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan. Trong sản lượng khai thác thăm dò, cá Mối vạch chiếm tỷ lệ đáng kể, ở vịnh Bắc Bộ là 7,8%, ở vùng biển Trung và Đông Nam Bộ 4,4% và vùng biển Tây Nam Bộ 1,7%.

Điểm qua các công trình nghiên cứu về cá mối vạch cho tới nay thấy rằng, một số công trình tiếp cận với các phương pháp hiện đại của FAO/ICLARM để xác định tham số sinh trưởng và các hệ số chết của cá Mối vạch. Nhưng sử dụng phương pháp phân tích chủng quần ảo (VPA) để đánh giá trữ lượng của loài này chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.

2.Tài liệu và phương pháp

Có nhiều phương pháp để đánh giá trữ lượng các biển đã được sử dụng như: Phương pháp đánh dấu, phương pháp thông qua lượng trứng cá – cá con, lượng thức ăn (động và thực vật phù du), phương pháp thuỷ âm, phương pháp diện tích và gần đây là phương pháp phân tích chủng quần ảo VPA (Virturral Population Analysis).

Mỗi phương pháp đòi hỏi số liệu đầu vào để tính toán khác nhau. Phương pháp phân tích chủng quần ảo VPA chủ yếu dựa vào thành phần chiều dài cá đánh bắt được, cường lực và sản lượng khai thác. Phương pháp VPA có nguồn gốc từ Liên Xô (cũ) đã được Frry (1949) bổ sung và nhiều tác giả khác hoàn thiện như Gulland (1965); Pope (1984); Jones (1984) và Pauly (1987) đã tổng quát và hoàn thiện phương pháp VPA dựa trên các điều kiện thực tiễn trong nghiên cứu nguồn lợi cá biển. Mặc dù mô hình VPA được nghiên cứu và áp dụng đầu tiên ở vùng biển ôn đới nhưng đã được chứng minh là cùng thích hợp cho các vùng biển nhiệt đới.

Cũng như các mô hình phân tích khác, VPA có tính đến các quá trình diễn ra trong chủng quần và các kiểu khai thác khác nhau tác động lên chủng quần. Vì vậy để sử dụng mô hình này cần có các số liệu về:

- Thành phần chiều dài cá, cường lực khai thác và tổng sản lượng khai thác trong khoảng thời gian nhất định.

- Hệ số chết chung (Z) và chết do khai thác (F).

- Các tham số chủng quần như: Hệ số a, b trong phương trình tương quan chiều dài, khối lượng, L, hệ số dị hoá –K, tuổi lý thuyết khi cá có chiều dài khối lượng bằng 0, -t0

Đánh giá trữ lượng cá Mối vạch bằng phương pháp phân tích chủng quần ảo VPA trong chương trình FISAT (FAO - ICLARM STOCK ASSESSMENT TOOLS) dựa vào tần suất chiều dài theo công thức:

Trong đó:

N - Số lượng cá thể của chủng quần

C - Số lượng cá đánh bắt (cá thể)

F - Hệ số chết do khai thác

Z - Hệ số chết chung

Các số liệu về sản lượng khai thác, cường lực và thành phần chiều dài của cá Mối vạch trong năm 1979 của các tàu thăm dò, nghiên cứu và khai thác của Liên Xô (cũ) ở vùng biển Thuận Hải (cũ) trong chwong trình hợp tác Việt xô “Nghiên cứu nguồn lợi cá đáy và gần đáy biển Việt Nam (1979 - 1988)” đã được sử dụng để áp dụng mô hình tính toán VPA.

Bảng 1. Số liệu đầu vào để phân tích chủng quần ảo VPA

Bảng 2. Kết quả phân tích chủng quần ảo VPA

Số liệu sử dụng để phân tích quần ảo VPA của cá Mối vạch được minh hoạ ở bảng 1.

3.Kết quả

Kết quả phân tích VPA theo chương trình FISAT được trình bày ở Bảng 2 và Hình 1.

Trữ lượng cá Mối vạch ở vùng biển khơi Ninh Thuận – Bình Thuận được xác định là 9.943 tấn. Trữ lượng cá thuộc nhóm chiều dài 27 – 40 cm (tương ứng nhóm tuổi 2 - 4) chiếm 83% tổng trữ lượng. Khả năng khai thác bền vững tối đa là 4.425 tấn.

Hệ số chết do khai thác (F) cho từng nhóm chiều dài dao động từ 0,0013 đến 0,78. Bảng 2 còn cho thấy cá thuộc nhóm chiều dài 37 – 42 cm (3 – 5 tuổi) có trữ lượng là 2.150 tấn và khả năng khai thác 957 tấn nhưng đã bị khai thác 1.419 tấn, vượt quá mức cho phép 462 tấn. Trong khi đó, trữ lượng của nhóm chiều dài 27 – 37 cm (2 – 3 tuổi) là 6.166 tấn và khả năng khai thác là 2.744 tấn nhưng lại mới chỉ khai thác được 708 tấn, tương ứng 25,8% khả năng khai thác cho phép.

Như vậy, nói chung ở vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận có thể gia tăng cường lực khai thác cá Mối vạch để sản lượng gần gấp đôi sản lượng hiện đã khai thác mà không ảnh hưởng tới nguồn lợi của loài này.

4. Kết luận và đề xuất

4.1.Trữ lwongj cá Mối vạch xác định theo phương pháp chủng quần ảo VPA ở vùng biển Ninh Thuận – Bình Thuận là 9.943 tấn, khả năng khai thác bền vững tối đa MSSY là 4.425 tấn.

4.2. Ngoài một số phwong pháp đang được sử dụng để đánh giá trữ lượng, phwong pháp VPA có thể sử dụng để xác định trữ lượng của từng loài cá tách biệt và cho từng nhóm chiều dài cá ở biển Việt Nam

4.3.Khi nghiên cứu sinh học, nguồn lợi và biến động chủng quần của một loài cá kinh tế ở biển Việt Nam có thể sử dụng phương trình FISAT do FAO và ICLARM biên soạn.

4.4. Để thực hiện được việc đánh giá trữ lượng và theo VPA cần có hệ thống thống kê nghề cá ở các khu vực khai thác chủ yếu. Đã đến lúc việc nghiên cứu sinh học và nguồn lợi cá kinh tế ở biển nước ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa và tiến hành đồng loạt trên nhiều đối tượng kinh tế ở các vùng biển khác nhau…Có như vậy thì mới có điều kiện xác định các cơ sở khoa học cho việc quản lý nguồn lợi cá biển của nước ta.

Phân tích chủng quần ảo dựa trên cấu trúc chiều dài

Hình 1. Phân tích chủng quần ảo VPA

Chu Tiến Vĩnh

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu “nghề cá biển”, Tập1, Viện Nghiên cứu Hải sản