Biển Việt Nam có thể chia ra 5 vùng chính: vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng miền Trung, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển tây Nam Bộ, vùng biển quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa.
Đánh giá thực trạng tình hình nguồn lợi hải sản biển Việt Nam cho thấy : Tổng sản lượng hải sản ( bao gồm nguồn lợi cá, giáp xác, nhuyễn thể..) hàng năm tăng lên đều đặn. nhưng thực tế về năng suất đánh bắt thì có xu hướng giảm đi rõ rệt ( khoảng trên dưới 50%) so với năm 1970.
Hai lí do chủ yếu trong nhiều lí do dẫn tới suy giảm nguồn lợi là:
- Sự tăng tổng sản lượng hải sản khai thác được hàng năm không phải là sự gia tăng của trữ lượng nguồn lợi mà do số lượng tàu thuyền đánh bắt hàng năm tăng lên.
- Sự giảm sút năng suất đánh bắt là biểu hiện của sự suy thoái về nguồn lợi và môi trường. Nhìn chung, tình hình sử dụng các hệ sinh thái vùng biển gần bờ Việt Nam vào các mục đích  khai thác nguồn lợi , phát triển sản xuất kinh tế, xã hội có chiều hướng tăng dần. Hệ sinh thái được sử dụng mạnh mẽ nhất là vùng nước ven bờ, vùng triều cửa sông.
Bảo vệ nguồn lợi là một trong những vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ  có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi quốc gia.
Trước sự giảm sút nguồn lợi thủy sản, cần có biện pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản.Vùng biển cân chú trọng bảo vệ là khu vực nước ven bờ có độ sâu nhỏ hơn 30m đối với vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Đông Tây Nam bộ và nhỏ hơn 100m đối với vùng biển miền trung và nam Trung bộ do ở đây có nhiều bãi đẻ của cá, bãi tôm, là nơi sinh sống của các loài hải sản. Hiện tại trước mắt phải hạn chế đánh bát ở khu vực từ bờ tới độ sâu 10m vào trong những tháng có tôm cá đẻ tập trung nhất; mở rộng vùng khai thác ra vùng nước sâu trên 30m.
Xúc tiến thả một số đối tượng quí hiếm vào một số thủy vực nội địa và vũng, vịnh ven biển nhằm làm tăng nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn giảm sút trữ lượng đối với các đối tượng đặc biệt quí hiếm.
Thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái  và phát triển nguồn lợi thủy sản là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với liên nghành, bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều nghành kinh tế của nước ta và liên quan đến cac nước trong khu vực. Vì vậy, bảo vệ nguồn lợi thủy sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là trách nhiệm của toàn dân.

Theo vishipel.com.vn