Theo số liệu thu được từ vệ tinh của Cục Quản trị Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA), có khả năng nước biển sẽ ấm lên (do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino) sẽ ảnh hưởng tới nguồn thức ăn cho động vật biển.

Qua quá trình theo dõi mối liên hệ giữa nhiệt độ nước biển và sự phát triển của tảo phù du (phytoplankton) trong giai đoạn 1999-2004, vệ tinh của NASA cho thấy quần thể tảo phù du đã giảm đáng kể (200 triệu tấn/năm) khi nước biển ấm dần lên. Đặc biệt là ở Thái Bình Dương, quần thể tảo phù du đã giảm 50%. Như vậy nhiệt độ nước biển và sự phát triển của tảo phù dù liên hệ với nhau rất chặt chẽ.

Tảo phù du hấp thu ánh sáng mặt trời và các khoáng chất từ biển như nitơ, sắt, phốtphát. Nhờ đó tảo phù du là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật biển.

Khi bề mặt nước biển ấm lên sẽ cản trở sự hấp thu khoáng chất của tảo phù du, cản trở sự phát triển của tảo. Kết quả là nguồn thức cho động vật biển giảm. Ngoài ra, tảo phù du còn hấp thu khí CO2. Khi quần thể tảo phù du giảm sẽ dẫn tới lượng CO2 trong không khí tăng lên, góp phần làm cho khí hậu nóng lên.

Theo Seafood, Vasep