Bắt đầu từ năm 2004, Cơ quan Phát triển và Quản lý Nguồn lợi Nghề cá Biển (Marine Fishery Resources Development and Management Department - MFRDMD) đã tiến hành thực hiện chương trình “Nghiên cứu Nâng cao Trữ lượng các loài Rùa Biển” với sự tài trợ từ Quỹ ủy thác của chính phủ Nhật Bản (JTF - Japan Trust Fund). Chương trình dự kiên sẽ hoàn thành vào năm 2008. Chương trình bao gồm nghiên cứu đánh dấu rùa biển và truyền dữ liệu tự động qua vệ tinh, xác định trữ lượng rùa biển, và dò tìm nguồn gốc gia hệ (Multiple Paternities) .

Nghiên cứu đánh dấu rùa biển và truyền nhận dữ liệu tự động qua vệ tinh trong khu vực

Nằm trong Chương trình Nghiên cứu Rùa biển của SEAFDEC, MFRDMD đã sử dụng các Thẻ đeo có số hiệu theo Công ước (Inconel Tags) và các Thẻ đeo có gắn thiết bi thu phát tín hiệu tích hợp thụ động (PIT) hoặc thẻ microchip để đánh dấu các cá thể rùa biển trong các chuyến điều tra. Thẻ số hiệu đang được sử dụng ở Brunei Dausalam, Indonesia, Malaixia, Myanmar, Philipin, Thái Lan và Việt Nam; còn thẻ đeo PIT được sử dụng làm thẻ bổ sung ở Malaixia, Thái Lan, Indonesia, Myanmar và Philipin. Ngoài việc gắn thẻ, nghiên cứu tự động ghi nhận dữ liệu qua vệ tinh cũng được tiến hành từ năm 2005 đến năm 2008. Mục tiêu của các nghiên cứu gắn thẻ và ghi nhận tự động dữ liệu qua vệ tinh nhằm xác định các chặng đường di cư, làm tổ và môi trường sống bị tàn phá cũng như các thông tin sinh học khác về các loài rùa biển trong khu vực.

Tư vấn Khu vực lần Thứ ba về Nghiên cứu Nâng cao Trữ lượng Rùa biển trong Vùng biển Đông Nam Châu á

Hội thảo Tư vấn Kỹ thuật Khu vực Lần thứ ba về chương trình JTF IV tổ chức từ ngày 15 – 17 tháng 10 năm 2008 ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaxia để thảo luận kết quả hoạt động đã được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2008 và kế hoạch hoạt động sẽ thực hiện trong năm 2009 và các năm tiếp theo. Các thành viên tham gia Hội thảo đến từ các nước Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Malaixia, Myanmar, Philipin, Thái Lan và Việt Nam; và các đại diện đến từ Ban Thư ký SEAFDEC, Trung tâm đào tạo (SEAFDEC-TD) và Cơ quan Phát triển và Quản lý Nguồn lợi Nghề cá biển SEAFDEC (SEAFDEC-MFRDMD), các học viên được mời từ Viện Nghiên cứu Nghề cá xa bờ (Research Institute of Far Seas Fisheries) Nhật Bản, Trường đại học Terengganu Malaixia, Trường đại học Kebangsaan Malaixia, Cục Nghề cá Malaixia và Quĩ tài trợ Nghiên cứu Biển Malaixia. Ngoài ra, còn có các quan sát viên đến từ Cục Nghề cá Malaixia, IOSEA (The Indian Ocean South - East Asia Marine Turtle Memorandum of Understanding), Tổng Công ty Lâm nghiệp Sarawak và WWF-Malaixia.

Chặng đường di cư của vích (Chelonia mydas) thu được thông qua nghiên cứu truyền nhận dữ liệu tự động qua vệ tinh (ảnh trên); và môi trường sống của các loài rùa biển bị nghi ngờ tàn phá dựa trên những nghiên cứu theo dấu vết truyền tự động qua vệ tinh ở Malaixia (ảnh dưới)

Hội thảo tư vấn khu vực lần thứ 3 về nghiên cứu nâng cao trữ lượng rùa biển ở vùng biển Đông Nam Châu á

Xác định trữ lượng/quần đàn rùa biển ở khu vực Đông Nam Châu á

MFRDMD đã tiến hành phân tích theo khu vực xác định trữ lượng vích (green turtle) và đồi mồi (hawksbill turtle) ở vùng biển Đông Nam Châu á . Mục tiêu chủ yếu là để phát hiện tiểu quần đàn đang đẻ của loài vích và đồi mồi trong khu vực Đông Nam Châu á, và xác định các dấu hiệu di truyền gene theo các đơn vị quản lí khác nhau. Đối với các loài vích, đã tập hợp được các mẫu vật từ 14 điểm trên toàn khu vực. Đối với các loài đồi mồi, đã thu thập được 136 mẫu vật từ 9 điểm (các bãi đẻ). Kết quả phân tích cho thấy các loài vích có thể nhóm lại thành 12 đơn vị quản lí (tiểu quần thể). Song, vẫn chưa đi đến kết luận về việc phân nhóm đối với quần thể đồi mồi vì lượng mẫu vật sử dụng cho phân tích chưa đủ lớn.

Vị trí lấy mẫu loài vích (ảnh trên) và vị trí lấy mẫu đồi mồi (ảnh trên) ở vùng Đông Nam Châu á

Kết luận

• Đã phát hiện ra 30 haplotype trong đó có 11 haplotype đã được Moritz và các cộng tác viên công bố năm 2002 và 19 haplotype mới.

• Haplotype chiếm ưu thế là C3, được phát hiện thấy có tại tất cả các điểm thu mẫu trừ điểm Enu (Indonesia) và đảo Panikian (Philipin). Loài Haplotype C3 chiếm ưu thế tại các điểm: Pengumbahan (17/23), Redang (42/73), Tameahla (18/30), Coco (17/30), Huyong (10/19), Khram (15/30), Việt Nam (51/53).

• Do lượng mẫu vật có hạn, kết quả của nghiên cứu này sẽ không cho con số thực về di truyền quần thể đồi mồi.

• 3 loài Haplotype trên toàn bộ các bãi đẻ và 12 loài Haplotype chỉ có ở những bãi biển có nhiều chim cụt và ở Melaka, không thấy có sự đa dạng của Haplotype. Dò tìm nguồn gốc gia hệ (Multiple Paternities) loài vích (Green Turtle)

MFRDMD cũng đã tiến hành nghiên cứu dò tìm nguồn gốc gia hệ của loài vích đực (Green Turtle) tại bãi biển Mak Kepit ở Terengganu, Malaixia. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mức độ phức tạp nguồn gốc của loài vích đực và ước tính trữ lượng các đàn con đực trưởng thành tại những bãi đẻ trên đảo Redang ở Terengganu. Tổng số 300 mẫu mô của loài vích mới nở được lấy từ 10 tổ ở bãi biển Mak Kepit, đảo Redang của Terengganu (Malaxia) đã được phân tích bằng DNA mirosatellite maker. DNA mirosatellite maker có thể được sử dụng để xác định xem tất cả các con mới nở ở trong một tổ là của một hay nhiều con đực. Nếu chỉ là của một con đực thì sẽ biểu thị một hoặc hai gen đẳng vị (allele) của con đực, nếu biểu thị ba đến bốn gen đẳng vị của con đực là thể hiện sự kết hợp của một con cái với hai con đực khác nhau. Nếu có hơn bốn gen được biểu thị, thì ổ trứng đó có thể của tối thiểu ba con đực.

Vị trí của 12 trữ lượng giống khác nhau có liên quan đến di truyền hoặc đơn vị quản lý vích

Trần Thị Liên (dịch)
Nguồn: SEAFDEC Newsletter, Vol.31 No.4/2008