Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, tôm càng xanh là loài có giá trị kinh tế rất cao được nuôi thương phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau như nuôi trong ruộng lúa. Những nghiên cứu về sinh lý, sinh học cho thấy tôm càng xanh có thể sống trong môi trường nước ngọt và lợ, tuy nhiên đến mùa sinh sản tôm mẹ sẽ di cư đến vùng nước lợ để đẽ trứng phôi tôm càng xanh và ấu trùng sẽ phát triển trong môi trường nước lợ, qua mười một giai đoạn lột xác ấu trùng sẽ biến thái thành hậu ấu trùng sẽ phát triển trong môi trường nước lợ vài tuần và di cư vào môi trường nước ngọt để sinh trưởng (George, 1969; Ling, 1969; Sandifer et al., 1975).

Hoạt tính của men Na/K-ATPase trong điều hòa áp suất thẩm thấu của giáp xác trên một số loài cua (Towle et al., 1976; Savage and Robinson, 1983; Corotto and Holliday, 1996), tôm rộng muối (tôm vùng cửa sông) (Wheatly and Henry, 1987), và Artemia (Holliday et al., 1990). Tôm càng xanh (M. rosenbergii) có thể di cư từ vùng nước lợ sang vùng nước ngọt hoặc ngược lại cho mục đích sinh sản và dinh dưởng, như vậy tôm phải có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu khi nồng độ muối môi trường thay đổi. Do vậy vấn đề hoạt tính của men Na/K-ATPase liên quan đến điều hòa áp suất thẩm thấu của ấu trùng và hậu ấu trùng trong môi trường có nồng độ muối khác nhau cần được nghiên cứu. Hoạt tính của men Na/K-ATPase được xác định bằng theo phương pháp của McCormick và Bern (1989); Wilder và ctv. (2000). Nhiều báo cáo đã xác định men này dựa trên phương pháp xác định hàm lượng phosphat vô cơ giải phóng sau khi thêm ATP từ dung dịch ly trích mô (Ilenchuk and Davey, 1982; Wheatly and Henry, 1987; Ahl and Brown, 1991; Corotto and Holliday, 1996). Trước khi áp dụng phương pháp này cho tôm càng xanh M. rosenbergii, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra các điều kiện của thí nghiệm và đưa chúng về các điều kiện chuẩn khi ức chế ouabain, cũng như nồng độ ion, pH và nhiệt độ (28oC) (Wilder và ctv., 2000). Sau đó chúng tôi mới áp dụng để đo hoạt tính của men Na/K-ATPase trong ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh.

Tác giả: Đỗ Thị Thanh Hương và cộng sự (Nguồn vietlinh)