3.3. Phân bố động, thực vật phù du:

3.3.1. Thực vật phù du

Các giống loài thực vật phù du trong vùng biển khảo sát đều là những giống loài thuộc vùng biển gần sát bờ, độ mặn tương đối thấp. Các giống chủ yếu là Chaetoceros, Bacteriastrum, Rhizosolenia, Bidulphia, Thalassiothrix, Thalassionema, Nitzschia, Lauderia và Ditylum, trong đó Rhizosolenia allata f.gralissima, Chaetoceros pseudocurvisetus và Bacteriastrum hyalinum có số lượng nhiều nhất.

Ở các trạm gần cửa sông cũng gặp Chaetoceros abnormis là loài chỉ thị của vùng nước nợ

Trong vùng khảo sát có tới 99,6% số lượng tảo phù du thuộc về tảo silic (Bacillariophyta), chỉ thị có 0,4% thuộc tảo giáp (Pyrophyta).

Những trạm có số lượng tảo cao nhất từ 15.222.210 tb/m3 đến 324.802.500 tb/m3.

Những trạm có số lượng nhỏ nhất có từ 138.796 đến 188.333 tb/m3. Số lượng bình quân cho cả vùng khảo sát là 45.623.327 tb/m3. Có thể thấy trong thời gian khảo sát thực vật phù du tập trung ở nửa phía Nam của vùng biển, số lượng trên dưới 40 triệu tb/m3, riêng vùng cửa Văn Úc và vùng cửa Thái Bình có độ trong thấp nên thực vật chỉ có số lượng từ 188.333 đến 9.362.250 tb/m3. So với tài liệu điều tra ở 3 cửa sông Đáy, sông Ninhh Cơ và cửa Ba Lạt (1970 - 1981) của Trương Ngọc An và Hàn Ngọc Lương, ở 3 cửa sông trên chỉ có số lượng thực vật phù du trên dưới 1 triệu tb/m3. Tài liệu điều tra vịnh Bắc Bộ 1960 (Đoàn Việt Trung) ở vùng cửa Ba Lạt là 2.468.300 tb/m3. Năm 1975 – 1976 (Nguyễn Tiến Cảnh) điều tra ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ thì vùng biển Hải Phòng cũng chỉ trên dưới 1 triệu tb/m3.

Ở phía Bắc vùng khảo sát nơi có số lượng cao ở phía Nam đảo Cái Bầu cũng chỉ đạt trên 31 triệu tb/m3, còn phần lớn đều chưa đạt 10 triệu tb/m3. Nơi có số lượng thấp nhất là 138.796 tb/m3. Ở phía Tây đảo Cô Tô năm 1960 (Đoàn Việt Trung) vùng phía Nam đảo Trà Bản có số lượng 2.520.000 tb/m3, năm 1962 (Đoàn Việt Trung) vùng Cô Tô – 281.900 và 498.900 tb/m3 cũng ở mức độ tương tự như hiện nay.

Nhìn chung có thể nói số lượng thực vật phù du trong vùng biển khảo sát có số lượng rất lớn so với kết quả của những năm khảo sát trước đây.

3.3.2. Động vật phù du.

Động vật phù du trong thời gian khảo sát chủ yếu là động vật giáp xác Copepoda và các loại ấu trùng giáp xác khác nhau, chỉ có khoảng 20% thuộc các động vật phù du khác như Chaetognatha, Tunicata, Polychaeta v.v…

Các giống loài trong giáp xác thường gặp là Eucalanus subcrassus, Canthocalanus pauper, Temora stylifera, Acartia spinicauda, Tortanus, Centropages, Schmackeria, Oithona (Copepoda) Lucifer hanseni, Mysidaceae, Euphausiaceae, Sagitta enflata và Oikopleura.

Khối lượng động vật phù du bình quân trong thời gian khảo sát là 22,8 mg/m3 lớn nhất là 120 mg/m3 và nhỏ nhất là 0,45mg/m3.

Cũng như thực vật phù du, động vậtt phù du tập trung ở nửa phía Nam vùng biển khảo sát từ Cát Bà đến của Trà Lý. Nửa phía Bắc khối lượng đều thấp.

So với kết quả điều tra trong mùa Hạ 1960 và 1962 thì khối lượng hiện nay thấp hơn nhiều. Ví dụ vùng biển Cô Tô trước đây 97 – 98 mg/m3 thì nay chưa đạt 10 mg/m3, vùng biển cát Bà 108 mg/m3, phía Nam đảo Trà Bản 46 mg/m3 thì nay chưa đạt 10 mg/m3 (Nguyễn Tiến Cảnh, 1965).

Đối với copepoda trong thời gian khảo sát so với kết quả nghiên cứu trước đay cũng có một số lượng thấp hơn ví dụ vùng Cô Tô (1962) có số lượng trên dưới 50 cá thể/m3 nhưng hiện nay chưa đạt 10 cá thể/m3. Vùng Cát Bà cửa Thái Bình (1962) cũng trên dưới 50 ct/m3 – 120 ct/m3 nhưng đến nay lớn nhất chỉ đạt 38 ct/m3.

Tóm lại khác với thực vật phù du, mức độ số lượng và khối lượng của động vật phù du đã thấp hơn so với những khảo sát trước đây. Có thể sự phát triwnr mạnh mẽ của thực vật phù du đã kìm hãm, không cho động vật phù du phát triển trong vùng biển này.

4. Kết luận

4.1- Tháng 8 thời tiết còn đang nằm trong mùa mưa của miền Bắc, vì vậy nhiệt độ không khí và nước trong toàn bộ khu vực nghiên cứu còn ở mức độ cao nhiệt độ không khí dao động trong khoảng từ 27,1 – 33,80C. Nhiệt độ nước từ 30,0 – 32,20C.

4.2- Độ mặn nước tầng mặt đối với các trạm trong sông và cửa sông, dao động trong khoảng từ 5,8 – 15,0‰, đối với các trạm thuộc các vụng, vịnh và ven biển thường cao hơn, dao động từ 19 - 31‰

4.4- Hàm lượng oxy hoà tan ở những trạm nằm sâu trong đất liền (Bến Bính, ngã ba sông Bạch Đằng) vùng ven Cát Hải và khu vực cửa sông từ Nam Đồ Sơn đến cửa Trà Lý thấp, tầng mặt 2,82 – 4,53 ml/l, tầng đáy 3,32 – 4,45 ml/l và chỉ đạt 54 – 88% mức bão hoà. Các khu vực thuộc vụng vịnh (Bãi Cháy, Hòn Bái Đông, Bái Tử Long, Cửa Ông, phía bắc Cô Tô và cửa sông Hồng) có hàm lượng oxy cao, tầng mặt 4,61 – 5,42 ml/l độ bão hoà 90 – 114%, ở tầng đáy 2,99 – 4,72 ml/l độ bão hào 62 – 106,4%.

4.5- Độ pH mang tính chất kiềm yếu đến trung tính dao động trong phạm vi từ 7,10 – 7,75, thấp nhất là trạm Bến Bính 6,9. Ởt trạm trong sông và cửa sông từ khu vực Đồ Sơn đến Trà Lý chỉ số pH 7,1 – 7,5, các khu vực còn lại 7,3 – 2,7.

4.6- Hàm lượng PO4 dao động từ 0,005 – 0,36 mg/l. Hàm lượng SiO3 biến động trong phạm vi lớn hơn 0,03 – 0,475 mg/l. Hàm lượng PO4- và SiO3- đạt giá trị cao ở vùng cửa sông và các trạm sâu trong đất liền vào tháng 8/1992 chứng tỏ nguồn bổ sung chính các muối dinh dưỡng trên là do nước lục địa đổ ra biển.

4.7- Hàm lượng NO2- và NH3+ nhìn chung rất mghèo, hàm lượng toàn vùng đạt trung bình khoảng 0,012 mg/l, cao nhất 0,075 mg/l (cửa sông Bạch Đằng) và thấp nhất là 0,000mg/l (bãi Miều và khu vực phao số 0). Hàm lượng NH3+ toàn vùng rất ít thay đổi: 0,003 – 0,016mg/l.

4.8- Về một số chỉ tiêu loại nặng Pb, Cu, Hg+, và Fe++ tại 4 địa điểm khảo sát: Bến Bính, ngã ba sông Bạch Đằng, cửa sông Thái Bình và sông Hồng, kết quả cho thấy nồng độ tối đa của Pb đều dưới ngưỡng quy định (0,10mg/l). Riền về chỉ tiêu Cu đều vượt quá nồng độ cho phép (0,01mg/l) nồng độ hoà tan trong nước ở đây từ 0,017 – 0,048 mg/l.

Hàm lượng thuỷ ngân đã có tới 2/6 số mẫu có nồng độ lớn hơn 0,005mg/l còn lại các khu vực khác đều thấp.

Hàm lượng Fe++ nhìn chung cao, vượt mức cho phép (0,50mg/l) như khu vực cửa sông Hồng, Bạch Đằng có hàm lượng 1,20 – 1,65 mg/l. Trừ một số trạm thuộc khu vực ngoài biển như: Cô Tô, cửa Đại và một số trạm khác (hòn Bái Đông, cửa sông Thái Bình, Trà Lý) có nồng độ thấp.

4.9- Dư lượng thuốc trừ sâu đều ở mức độ thấp, trung bình 0,002 mg/l.

Hàm lượng dầu hoà tan trong nước nhìn chung đang ở mức báo động gây ô nhiễm môi trườngvới mức độ nghiêm trọng. Từ vịnh Bãi cháy đến các khu vực cửa sông Bạch Đằng, sông Hồng đều có hàm lượng dầu cao, dao động trong khoảng từ 0,18 – 2,01 mg/l.

4.10- Nhìn chung thực vật phù du trong vùng biển khảo sát có số lượng rất lớn so với những đợt khảo sát từ trước tới nay. Số luqoqngj bình quân cho cả vùng khảo sát là45.623.327tb/m3. Những trạm có số lượng cao nhất từ 155.222.210 đến 324.802.500 tb/m3, nhỏ nhất có từ 138,796 đến 188.333 tb/m3.

4.11- Khối lượng động vật phù du trong thời gian khảo sát bình quân là 22,8mg/m3, lớn nhất là 120 mg/m3 và nhỏ nhất là 0,45 mg/m3, cũng tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam của vùng khảo sát từ Cát Bà đến cửa Trà Lý. Khác với thực vật phù du, khối lượng và số lượng của động vật phù du đã thấp hơn so svới những khảo sát từ trước tới nay, nguyên nhân có thể do sự phát triển rất mạnh của thực vật trong vùng biển.

Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Công Rương, Lê Hồng Cầu

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển" Tập 1, Viện Nghiên cứu Hải sản (1998)