1.Mở đầu

Bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung và tài nguyên môi trường biển nói riêng hiện nay đang là vấn đề quan trọng có tầm cỡ quốc gia, nó đang được các cấp, các ngành và mọi người sống trên hành tinh này quan tâm, lo lắng, suy nghĩ phải làm gì để bảo vệ môi trường sống cho nhân loại.

Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học, thế giới đang phải chứng kiến sự suy thoái của môi trường sống, trong đó nước và không khí bị nhiễm bẩn tới mức nghiêm trọng, ở nhiều vùng đang trực tiếp đe doạ đến sức khoẻ của con người và cuộc sống của nhiều sinh vật khác. Tình hình nhiễm bẩn môi trường đã báo động tới mức đòi hỏi phải có sự hoạt động phối hợp giải quyết giữa các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước.

Từ những thực tế trên, rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đang trở nên hết sức cấp bách.

Mục đích chính của đề tài KN.04.02 là tổ chức các chuyến điều tra cơ bản dọc theo ven biển thuộc các vùng cửa sông, những khu vuạc có hải sản quý hiếm đã được quy định cấm và hạn chế đánh bắt, để nắm được đầy đủ các số liệuvề tình trạng môi trường và tài nguyên sinh vật biển, mức độ nhiễm bẩn và sự lan truyền phân bố theo thời gian của nó.

Chuyến khảo sát đầu tiên được tiến hành từ ngày 17/8 và kết thúc vào ngày 28/8/1992. Phạm vi từ của Đại (Quảng Ninh) dọc theo khu vực Bãi Cháy vịnh Hạ Long, ven đảo Cô Tô, Cát Bà, Đồ Sơn và các cửa sông từ Bạch Đằng đến sông Hồng (Thái Bình). Đề tài thu mẫu trên 25 trạm để xác định sự ô nhiễm môi trường nước tại các khu vực này (xem hình 1).

Hình 1. Sơ đồ hệ thống trạm nghiên cứu môi trường ven biển Quảng Ninh – Thái Bình (tháng 8/1992)

2. Dụng cụ và phương pháp nghiên cứu

- Đề tài đã sử dụng tàu gỗ với công suất 33 cv để tiến hành khảo sát trong các vụng, vịnh và các cửa sông đổ ra biển. Tại mỗi trạm thu mẫu, tàu neo lại để đo nhiệt độ không khí, gió và quan trắc thời tiết. Nhiệt độ nước tầng mặt và đáy được đo bằng nhiệt kế đảo được gắn kèm với batômét để lấy mẫu nước ở các tầng nước tiêu chuẩn khác nhau. Mẫu nước được phân tích các chỉ tiêu hoá học được cố định và bảo quản theo quy trình của Bộ Thuỷ Sản. Độ trong được đo bằng đĩa đo trong. Thuỷ sinh vật được vớt bằng lưới Nansen với kích thước: cho động vật, lưới số 14 (1cm2 có 196 mắt lưới), cho thực vật, lưới số 64 (1cm2 có 4.096 mắt lưới .

- Phương pháp phân tích: Độ mặn được xác định bằng phương pháp Mohr – Knudsen, O2bằng phương pháp Winkler, pH được xác định bằng máy pH meter, các hợp chất PO4, NO2, SiO3 và NH4 bằng phương pháp so màu. Các chỉ tiêu về kim loại nặng, thuốc trừ sâu được phân tích trên các máy quang phổ, so màu, sắc kí khí. Dầu được xác định bằng phương pháp chiết trong lượng.

Thực vật phù du được xác định số lượng trên kính hiển vi có bàn di động. Động vật phù du được xác định khối lượng trên cân phân tích có độ chính xác 1mg, xác định số lượng trên kính giải phẫu.

3. Kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở các khu vực cấm và hạn chế đánh bắt của Bộ Thuỷ sản, đề tài đã đạt 25 trạm thu mẫu để xác định khả năng ô nhiễm của vùng biển. Từ trạm số 1 đến trạm số 4 nằm dọc theo sông Cấm (bến Bính đến Cát Hải), từ trạm số 5 (Bãi Cháy) đến trạm số 15 (đảo Phượng Hoàng) các trạm được bố trí xen kẽ giữa các vụng, vịnh, cử lạch, đảo và quần đảo như: Vính Thực, Trà Bản, Cái Chiên, Cô Tô. Các trạm thuộc khu vực phía Bắc có đặc điểm sâu, nước ít bị xáo trộn do hoàn cảnh địa lý tự nhiên được che chắn bởi các dãy núi cao, trừ một vài trạm quanh đảo Cô Tô mang tính chất vật lý của biển. Từ trạm 15 phía Đông đảo Cát Bà xuống đến trạm 25 cử Ba Lạt sông Hồng, các trạm này gần bãi tắm Đồ Sơn và các của sông chính, đặc điểm của trạm này có độ sâu nhỏ, nước bị pha trộn nhiều bởi các nguồn nước từ lục địa đổ ra biển.

3.1. Đặc điểm phân bố của các yếu tố, vật lý, hoá học.

- Thời tiết trong nững ngày khảo sát có ưu điểm gió nhẹ, không mưa, trời nắng nóng, nhiệt độ không khí dao động trong khoảng từ 27,1 – 33,80C, nhiệt độ trung bình vào khoảng 31 – 320C.

- Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước tầng mặt dao động từ 30 – 32,20C, nhiệt độ trung bình 31,490C. Nhiệt độ tầng đáy từ 39,24 đến 31,930C, nhiệt độ trung bình 30,900C, chênh lệch giữa tầng đáy không lớn, thường từ 0,2 – 0,50C. Nhìn chung nhiệt độ nước tương đối cao và đồng đều.

- Độ mặn: Độ mặn nước tầng mặt ở các trạm trong sông và khu vực của sông thường thấp hơn, dao động trong khoảng 5,8 – 15,0%o, đối với các vụng vịnh và ven biển thường cao hơn, dao động từ 19 – 31‰. Độ mặn tầng đáy cũng tương tự như vậy nhưng nhìn chung cao và dao động trung bình từ 15 – 31‰ (trừ trạm số 1) có độ mặn thấp tới 7,6‰ vì ăn sâu vào lục địa. Đối với các trạm ven đảo và ngoài biển sự chênh lệch độ mặn giữa tầng mặt và tầng đáy coi như không đáng kể, đối với các trạm cửa sông chênh lệch tầng mặt và tầng đáy lên tới 6 – 7‰ thậm chí có trạm lên tới trên 10‰(độ mặn tầng đáy cao hơn tầng mặt).

- Độ trong: Độ trong của nước biển dao động từ 0,5 – 0,8m. Độ trong phân bố cũng không đều nhau, nơi nào ít ảnh hưởng của nước lục địa thì có độ trong lớn như ở các vụng, vịnh và quanh khu vục đảo Cô Tô tới 6,5m (độ trong suốt tới đáy) còn lại các khu vực khác từ 0,5 – 2,5m.

- Oxy hoà tan: Kết quả phân tích hàm lượng õy hoà tan tuyệt đối trong nước ở vùng nghiên cứu cho thấy O2 dao đông tương đối rộng (2,82 – 5,42 ml/l) ở tầng mặt, (2,99 – 4,72 ml/l) ở tầng đáy và thay đổi theo từng khu vực. Những trạm nằm sâu trong đất liền (Bến Bính ngã ba sông Cấm), vùng cửa sông quanh Cát Hải và khu vực cửa sông từ Nam Đồ Sơn đến Trà Lý: hàm lượng oxy hoà tan ở đây thấp (tầng mặt 2,82 – 4,52ml/l, tầng đáy 3,23 – 4,45ml/l) và chỉ đạt 54 – 88% mức bão hoà.

Khu vực vịnh Hạ Long (Bãi Cháy, hòn Bái Đông, Bái Từ Long, Cửa Ông, Vàng Cháu) và khu vực cửa sông Hồng xuống phía Nam có hàm lượng O2 hoà tan cao, ở tầng mặt 4,61 – 5,42ml/l (90 – 114%) ở tầng đáy 2,99 – 4,72ml/l (62 – 106,4%).

Khu vực Đồ Sơn – Cát Bà, Cô Tô, Hòn Miều: lượng O2 hoà tan đạt mức trung bình, ở tầng mặt 4,00 – 4,55ml/l (85 – 101%) và ở tầng đáy 3,14 – 4,25ml/l (85%). Riêng ở trạm cử Tiểu (Nam bãi Miều) Hàm lượng O2 chỉ đạt xấp xỉ 3,9ml/l ở cả tầng mặt và tầng đáy.

Đặc điểm phân tầng nước trong mùa Hè có ảnh hưởng lớn đến phân bố thẳng đứng các đặc trưng thuỷ học. Chênh lệch hàm lượng O2 ở tầng mặt và tầng đáy có thể lên tới 2,15ml/l (trạm Hòn Bái Đông). Sự chênh lệch đáng kể này còn xuất hiện ở vùng cửa sông Cấm, Bãi Cháy. Các trạm còn lại, sự chênh lệch giữa mặt và đáy không đáng kể.

- Chỉ số pH: Chỉ số pH của nước dao động từ 7,1 – 7,75, thấp nhất 6,9 (trạm Bến Bính). Các trạm trong sông và cửa sông từ Đồ Sơn  đến Trà Lý, chỉ số pH đạt 7,1 – 7,5. Các khu vực còn lại: 7,3 – 7,7. Kết quả trên cho thấy vùng nước nghiên cứu nhìn chung mang tính chất kiềm yếu đến trung tính. Vùng nước nội địa và gần bờ độ pH thấp hơn vùng khơi. Sự chênh lệch giữa tầng mặt và tầng đáy không đáng kể, trung bình đạt xấp xỉ 0,2.

- Các muối dinh dưỡng hoà tan: Các muối dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự quang hợp và phát triển của thực vật phù du đồng thời chúng rất có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ giầu nghèo của thuỷ vực.

+ Hàm lượng PO4: Hàm lượng PO4 dao động từ 0,005 – 0,36mg/l, cao nhất ở vùng trong sông 0,015 – 0,036mg/l (Bến Bính ngã ba sông Cấm). Tiếp đến là khu vực ở cửa sông từ Đồ Sơn đến cửa Ba Lạt 0,007 – 0,020mg/l, các khu vực còn lại hàm lwongj này xấp xỉ 0,006mg/l. Sự thay đổi theo chiều sâu không đáng kể, chênh lệch mặt đáy trung bình khoảng 0,0015mg/l. Vùng trong sông giá trị này có thể lên tới 0,015mg/l.

Hàm lượng SiO3: Khác với PO4 hàm lượng SiO3 biến động trong phạm vi lớn hơn (0,03 – 0,475mg/l), cao nhất ở khu vực sông Cấm, sông Bạch Đằng (0,43 – 0,475mg/l). Tiếp theo là vùng ven bờ từ Đồ Sơn đến BA Lạt (0,20 – 0,445mg/l). Các vùng còn lại hàm lượng SiO3 thấp (0,06 – 0,15mg/l). Tầng mặt hàm lượng SiO3 thường cao hơn tầng đáy và chênh lệch xấp xỉ 0,01mg/l.

Hàm lượng PO4- và SiO3 thường đạt giá trị cao ở các vùng cửa sông và các trạm sâu trong đát liền trong tháng 8 năm 1992 chứng tỏ nguồn bổ sung chính các muối dinhh dưỡng trên là do nguồn nước lục địa đổ ra biển thông qua các cửa sông lớn.

+ Hàm lượng NO2- và hàm NH3: Nhìn chung nước ở khu vực nghiên cứu trong tháng 8/1992 rất nghèo đạm. Hemf lượng NO2- trên toàn vùng đạt trung bình khoảng 0,012mg/l, cao nhất 0,075mg/l (cửa sông Bạch Đằng) và thấp nhất là 0,000mg/l. (Bãi Miều và khu vực gần phao số 0). Trong lúc đó hàm lượng NH3+ lại ít thay đổi trên toàn vùng đạt xấp xỉ 0,003 – 0,016mg/l.

Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Công Rương, Lê Hồng Cầu

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển" Tập 1, Viện Nghiên cứu Hải sản (1998)