3.3. Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng

Các yếu tố kim loại và kim loại nặng luôn luôn tồn tại trong nước biển dưới dạng các hợp chất và ion. Hàm lượng của các nguyên tố này thường xuyên biến đổi theo không gian và thời gian. Một số kim loại nặng có hàm lượng rất nhỏ trong nước biển, được các sinh vật hấp thụ. Tuy nhiên, hoạt động của con người trên các lục địa đã thải ra biển một khối lượng lớn các chất thải có chứa những kim loại này.

Ngày nay, ở nhiều khu vực biển hàm lượng kim loại nặng tăng cao đã tác động mạnh mẽ vào đời sống của thuỷ sinh vật, làm tổn hại đến môi trường sinh thái và sức khoả con người. Do đó, một trong những nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm nước biển và đại dương hiện nay là hàm lượng một số kim loại nặng tăng cao. Hàm lượng các kim loại nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của sunh vật; có những nơi, với nồng độ lớn, kim loại nặng làm sinh vật không phát triển được hoặc dẫn đến sinh vật chết hàng loạt trong thời gian ngắn.

Kết quả điều tra từ năm 1992 – 1995 về hàm lượng một số yếu tố kim loại tại vùng biển Cà Mau được dẫn ra ở bảng 3.

Bảng 3. Hàm lượng một số kim loại nặng (PPm), vùng biển phía Tây Cà Mau

Yếu tố

12/1992

12/93- 1/94

5-1994

3 – 4/1995

GHQĐ

Giá trị đo (GTĐ)

TB

TB

TB

TB

(PPm)

Zn
Cd
Pb
Cu
Hg
Co
As
Fe

0,003 – 0,168
0,012 – 0,077
0,068 – 0,118
0,006 – 0,062
0,0008 – 0,0032
0,008 – 0,20
0,020 – 0,050
0,065 – 0,120

0,060
0,045
0,092
0,027
0,0018
0,013
0,024
0,093

-
< 0,01
< 0,06
0,005
< 0,001
< 0,005
-
-

-
< 0,01
-
< 0,005
< 0,001
-
-
-

-
< 0,01
-
< 0,006
< 0,001
-
-
-

0,010
0,050
0,050
0,010
0,0010
0,010
0,050
0,300

* (GHQĐ) giới hạn quy định: GHQQĐ này chúng tôi dựa theo “Tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ” – Các tiêu chuẩn nhầ nước Việt Nam về môi trường (Tập 1 - Chất lượng nước)

Từ kết quả này, đặc điểm phân bố và biến động của các kim loại nặng có những nét chính sau đây

- Fe: Hàm lượng sắt nhìn chung cao. Tuy nhiên, so với GHQĐ thì hàm lượng cuạc đại của Fe ở vùng biển này mới chỉ đạt 50% mức quy đinh. Kết quả điều tra tháng 12/1992 cho thấy hàm lượng trung bình 0,0930 mg/l, cao nhất: 0,120 mg/l và thấp nhât – 0,0650 mg/l. Vùng có hàm lượng Fe cao nhất là cửa Ông Trang.

- Zn: Cũng theo kết quả điều tra tháng 12/1992, hàm lượng Zn dao động từ 0,003 – 0,168 mg/l, trung bình đạt 0,060 mg/l (lớn gấp 6 lần GHQĐ), cao nhất là khu vực gần cử sông Ông Đốc các khu vực còn lại nhỏ hơn 0,010 mg/l.

Hình 1. Sơ đồ hệ thống trạm thu mẫu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường vùng biển phía Tây Minh Hải (Tháng 12/1992 – 4/1995)

- Cu: Hàm lượng Cu nhìn chung cao. Trong các năm giá trị trung bình dao động từ 0,006 đến 0,027 mg/l. Như vậy, hàm lượng Cu ở đây đã có lúc vượt quá giới hạn quy định hơn hai lần.

- Pb: Cũng như hàm lượng (Cu), năm 1992 giá trị trung bình của hàm lượng Pb trên toàn vùng đã vượt quá gioái hạn quy định xấp xỉ hai lần, các thời gian khác giá trị này đều xấp xỉ bằng giới hạn quy định.

- Hg: Thuỷ ngân là một kim loại nặng có độc tính cao đối với sinh vật và người. Do đó, khi hàm lượng thuỷ ngân trong nước tăng (dù rất nhỏ) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái. Số liệu điều tra cho thấy, năm 1992 ở một số nơi trong vùng biển hàm lượng thuỷ ngân đã vượt quá giới hạn cho phép 2 đến 3 lần. Các đợt khảo sát sau, giá trị này đều nhỏ hơn hoặc xấp xỉ bằng GHQĐ.

Trung bình hàm lượng của 3 kim loại nặng (Co, Cd, As) ở đây đều thấp và nhỏ hơn mức cho phép. Duy nhất ở cửa Bảy Háp, hàm lượng As cao và đạt tới 0,050 mg/l, tức là vừ đến mức giới hạn (số liệu điều tra 12/1992).

4. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, có thể nhận thấy:

4.1. Mức độ ô nhiễm nguồn nước biển do dầu gây nên ở vùng bển Cà Mau không ổn định theo vùng, theo thời gian và phụ thuộc vào lượng dầu mỡ thải từ các phương tiện tàu thuyền hoạt động trong khu vực và sự tải đến từ các vùng lân cận. Trung bình hàm lượng dầu hoà tan trong nước vào tháng 12/1992 là 0,178 mg/l (59% GHQĐ). Tháng 12/1993 – 1/1994 giá trị trung bình giảm di rõ rệt và đạt mức từ 9,6 đến 35% so với GHQĐ. Như vậy, hàm lượng dầu trong nước đã có biểu hiện ô nhiễm (tuy mức độ thấp) và chỉ tập trung ở một số khu vực.

4.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong nước qua các đợt điều tra, từ 12/1992 đến 5/1994 là không đáng kể, hàm lượng trung bình Lindane đạt từ 0,0001 – 0,0004 mg/kg, DDT từ 0,00 – 0,012 mg/kg. Nồng độ thuốc bảo vệ thực vật có nơi tăng lên đến mức báo động trong thời kỳ tháng 3 – 4/1995; hàm lượng Lindane trung bình đạt 0,0125 mg/kg (lớn hơn 3 lần GHQĐ), DDT đạt 0,008 mg/kg. Ngoài ra các thành phần Heptachlor và Parathion là 2 loại có trong danh mục cấm sử dụng cũng phát hiện thấy có trong thành phần của nước. Đối với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; vì số lượng mẫu phân tích chưa nhiều nên những kết quả trên đây chưa là xu thế chung của cả vùng biển.

4.3. Trong số các kim loại nặng được nghiên cứu, yếu tố có hàm lượng lớn nhất là kẽm (Zn), hàm lượng trung bình của Zn đạt 0,06 mg/l (gấp 6 lần GHQĐ). Một số yếu tố khác như Cu, phân bố và Hg trong các năm đều có hàm lượng vượt GHQĐ từ 2 đến 3 lần. Đây là những yếu tố cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn về mọi phương diện, trên cơ sở điều tra các nguồn nhiễm bẩn và ảnh hưởng của nó đến môi trường sinh thái. Hàm lượng Fe trong nước biển tuy lớn nhưng chưa có biểu hiện gây tác hại cho môi trường. Một số yếu tố khác như: Co, Cd, As đều có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn quy định. Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường do một số kim loại nặng gây nên ở vùng biển phía Tây Cà Mau đã ở mức nguy hại cho môi trường sinh thái; cần được tiếp tục nghiên cứu và nên tập trung ở những yếu tố có hàm lượng cao.

KS. Nguyễn Công Dương
CN. Trần Lưu Khanh

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển",Tập 1 Viện Nghiên cứu Hải sản, 1998