3.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong nước biển do các quá trình rửa trôi trên đất liền hàng năm theo các con sông đổ ra. Hàm lượng của chúng tuy không lớn nhưng độc tính đối với sinh vật rất cao. Hiện nay diện tích đất canh tác có sử dụng các loại thuốc quan trong, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống của con người.

Diễn biến hàm lượng thuốc trừ sâu có trong nước biển Cà Mau, từ 5 chuyến khảo sát giai đoạn 1992 – 1995 có những đặc điểm sau:

Kết quả khảo sát tháng 12/1992 mức dư lượng Lindane cao nhất là 0,0007 mg/kg ở cửa Ông Trang. Khu vực ven bờ từ Ông Đốc đến Bảy Háp đều bằng 0,0004 mg/kg. Ở các mẫu phân tích đều không phát hiện thấy DDT.

Giai đoạn tháng 12/1992 – 4/1994, hàm lượng Lindane ở tầng mặt trung là 0,00011 mg/kg, cao nhất: 0,0003 mg/kg ở khu phía Tây Bắc vùng nghiên cứu và thấp nhất là 0,0002 mg/kg ở cửa Ông Trang. Ở tầng đáy hàm lượng thuốc trừ sâu thường cao hơn tầng mặt, hàm lượng Lindane ở tầng đáy đạt tới 0,005 – 0,006 mg/kg ở ven bờ phía Bắc hòn Đá Bạc và Tây nam Nam Du. Ở vùng cửa sông Đốc sự chênh lệch hàm lượng giữa tầng đáy và tầng mặt có thể lên tới 20 lần.

Hàm lượng DDT trong giai đoạn này cũng giống năm trước, không có trong thành phần của nước.

Vào giai đoạn đầu mùa mưa tháng 5/1994 hàm lượng Lindane nhỏ, thường là từ 0,00 tới nhỏ hơn 0,001 mg/kg và DDT nhỏ hơn 0,035 mg/kg trên toàn vùng. Như vậy nếu so với giới hạn quy định thì sự có mặt của Lindane và DDT trong cả 4 chuyến khảo sát nêu trên là không đáng kể và ít gây ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật biển nói chung.

Trong đợt điều tra tháng 3 – 4/1995 lại thấy thêm rằng: thuốc trừ sâu có trong mẫu nước cơ bản tồn tại dưới các dạng Lindane, DDT, Heptachlor và Parathion.

Hàm lượng DDT nhìn chung thấp, trung bình 0,008 mg/kg, cao nhất 0,0086 mg/kg và thấp nhất là 0,0079 mg/kg; đồng thời ít có sự khác biệt giữa vùng gần bờ và xa bờ. Hàm lượng Lindane (chủ yếu dưới 2 dạng HCHb và HCHa) trong giai đoạn này rất lớn. Vùng gần bờ giá trị cực đại lên tới 0,028 mg/kg, thấp nhất cũng đạt 0,0035 mg/kg tại ngoài khơi Tây Nam mũi Cà Mau. Hàm lượng trung bình toàn vùng là 0,0125 mg/kg và nếu so với giới hạn quy định thì giá trị này đã vượt quá 3 lần (xem bảng 2).

Đáng chú ý thêm là ngoài DDT và Lindane, các thành phần Heptachlor và Parathion – 2 loại có trong danh mục cấm sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, quy định ngày 17/4/1995, cũng thấy có trong mẫu nước.

Bảng 2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (mg/kg), vùng biển phía Tây Cà Mau.

Chỉ tiêu

12/1992

12/93 – 1/94

5/1994

3 – 4/1995

GHQĐ

Hàm lượng

TB

Hàm lượng

TB

Hàm lượng

TB

Hàm lượng

TB

Lindane

0,0004 -0,0007

0,0005

0,00002 - 0,0003

0,00011

0,00 - 0,001

0,0003

0,0035 - 0,00281

0,0125

0,004

DDT

0,000

0,00

0,000

0,00

0,00 – 0,035

0,012

0,0079- 0,0086

0,008

0,050

Heptachlor

-

-

-

-

-

-

0,0008- 0,0026

0,0016

-

Parathion

-

-

-

-

-

-

0,00- 0,010

0,003

-

* (GHQĐ) giới hạn quy định: GHQQĐ này chúng tôi dựa theo “Tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ” – Các tiêu chuẩn nhầ nước Việt Nam về môi trường (Tập 1 - Chất lượng nước)

KS. Nguyễn Công Dương
CN. Trần Lưu Khanh

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển",Tập 1 Viện Nghiên cứu Hải sản, 1998