Khí tượng hải văn

Vùng biển nghiên cứu là vùng biển khơi, các đặc trưng thời tiết mang đậm nét khí hậu đại dương, nhiệt độ không khí trung bình năm dao động từ 27,0 - 27,7oC, cao nhất vào tháng 5 (18,3 - 29,3oC), thấp nhất vào tháng 1 (24,6 - 26,0oC). Hướng sóng thường trùng với hướng gió. Tháng 9 – 10 năm 2000, tần suất sóng hướng Bắc đến Đông Bắc chiếm 57%, chủ yếu là song cấp 2 – 3 chiếm 82%. Cùng thời kỳ này trong năm 2001, song hướng Tây Nam chiếm 71%, độ cao song cấp 3 – 5 chiếm không quá 30%. Vào màu hè, song có hướng Tây Nam là chủ yếu, độ cao song lớn hơn cấp 3 trong các tháng 4 – 5 đều không vượt quá 32,0%.

Bão và áp thấp nhiệt đới thường xảy ra vào tháng 5 đến tháng 11, tập trung vào các tháng 7, 8 và 9. Theo số liệu thống kê nhiều năm, trung bình hàng năm nước ta có khoảng 6 cơn bão, chủ yếu hoạt động ở khu vực phía Bắc từ vĩ độ 17oN đến 22oN, chiếm tới 58,4% tổng số lượng cơn bão (bảng 1)

Bảng 1.Tần suất bão ở biển Việt Nam (Số liệu thống kê từ năm 1954 đến 1993).

Vĩ độ(oN)

Số cơn bão(No)

Tần suất(%)

Bình quân(No/năm)

21 - 22

33

13,2

0,82

20 - 21

33

13,2

0,82

19 - 20

27

10,8

0,67

18 - 19

21

8,4

0,52

17 - 18

32

12,8

0,8

16 - 17

21

8,4

0,52

15 - 16

12

4,8

0,30

14 - 15

14

5,6

0,35

13 - 14

15

6,0

0,37

12 - 11

16

6,4

0,40

11 - 12

13

5,2

0,32

10 - 11

1

0,4

0,02

9 - 10

4

1,6

0,1

8 - 9

7

2,8

0,17

Tổng cộng

230

100

6,25

Phân bố nhiệt độ - độ muối:

Nhiệt độ và độ muối luôn biến động theo không gian và thài gian, sự biến đổi này xảy ra lớn nhất ở lớp bề mặt 0 – 200m. Tâng mặt, nhiệt độ nước đạt giá trị cao nhất vào tháng 5, trung bình từ 28,0 – 30,2oC và thấp nhất vào tháng 1, trung bình từ 22,0 – 25,7oC và độ muối dao động trong khoảng 31,5 – 34,5o/oo. Độ muối cao nhất thường ở vùng có nước trồi, thấp nhất ở vùng có nước chìm và khu vực tiếp giáp với vùng biển nông ven bờ phía Tây Nam và Tây Bắc vùng nghiên cứu. Độ sâu xuất hiện tầng đột biến nhiệt độ thường từ 15 – 20 m đến 100m vào mùa gió Tây Nam và khoảng 30 – 40m đến 120m vào mùa gió Đông Bắc. Độ dày lớp đột biến nhiệt độ thay đổi từ 15 đến 60m. Độ dày lớp nước đồng nhất bề mặt luôn biến động theo mùa và theo vùng, thường từ 15 – 45 m có khi tới 100m.

Dòng chảy:

Dòng chảy địa chuyển và dòng chảy gió trong mùa gió Tây Nam có vận tốc nhỏ hơn mùa giáo Đông Bắc. Hướng chảy của cả hai loại dòng chảy này thay đổi phức tạp, nó phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn lưu khí quyển và hoàn lưu nước từ đại dương đưa tới. Vận tốc dòng chảy tổng hợp trên bề mặt có thể tới trên 100 cm/s, nếu trong biển và đại dương ở một thời điểm nào đó hướng của dòng địa chuyển và dòng gió trùng nhau.

Thực vật phù du (TVPD):

Đã xác định được 452 loài tảo, trong đó có 2 loài tảo kim, 3 loài tảo lam, 210 loài tảo silic và 237 loài tảo giáp. Số lượng cũng như mức độ tập trung của thực vật phù du vùng biển miền Trung khá thấp (bình quân 47,554 tb/m3) so với vùng biển đông Nam Bộ (478,812 tb/m3). Mức độ tối đa cũng chỉ đạt 515.000 tb/m3, trong khi đó ở vùng biển Đông Nam Bộ lên đến hàng triệu hoặc chục triệu tb/m3. Các khu vực có mật độ TVPD cao thường tập trung ở vùng nước trồi phía Tây của vùng biển nghiên cứu.

Chỉ số đa dạng TVPD bình quân trong vùng biển miền Trung là 3,17 – 4,03 và Đông Nam Bộ là 2,49 – 3,86; giá trị đa dạng Dv cho vùng biển miền Trung là 1,84 – 3,27 và Đông Nam Bộ là 1,21 – 2,82. Tính đa dạng sinh học của các vùng khá phong phú chứng tỏ chất lượng nước ở đây là khá tố, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa.

Động vật phù du (ĐVPD):

Thành phần khu hệ ĐVPD biển miền Nam Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Đã xác định được hơn 600 loài ĐVPD, trong đó có 328 loài trực tiếp là thức ăn của cá. Trong thành phần khu hệ chủ yếu là những loài ĐVPD biển nhiệt đới rộng sinh cảnh, thích nghi với biên độ biến đổi lớn về nhiệt độ và độ muối.

Sinh vật lượng ĐVPD biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ ở mức trung bình so với nhiều vùng biển và đại dương thế giới, trung bình trong năm ở biển Trung Bộ là 323 ct/m3 – 79,67 mg/m3, biển đông Nam Bộ 290 ct/m3 – 56,39 mg/m<sup>3</sup>. Sự biến động sinh vật lượng ĐVPD theo mùa ở biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ nhỏ, các vùng tập trung ĐVPD là thức ăn cho cá ở khu vực giao nhau giữa khối nước mặn biển khơi và khối nước nhạt ven bờ, vùng rìa biên nước trồi và trong dải nước ngầm của sông Mê Kông.

Với diện tích vùng biển nghiên cứư khoảng 492.000km2, khối lượng ĐVPD là thức ăn cho cá ở vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ trong lớp nước 0m – 100m là 2.237.600 tấn, cho năng suất sinh học trung bình năm đạt 73.840.800 tấn. Trữ lượng ĐVPD là thức ăn cho cá trong năm được ước tính 76.078.400 tấn.

Mối quan hệ giữa cá và một số yếu tố hải dương học:

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố hải dương học đến sự phân bố, di cư, năng suất đánh bắt, biến động nguồn lợi v.v… là vấn đề hết sức phức tạp nhưng lại có ý nghĩa thực tiễn rát lớn trong khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn lợi hải sản. Hiện tại ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về vấn đề này còn quá ít. Trong 3 năm qua, đề tài điều tra nguồn lợi cá xa bờ bước đầu đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường với cá và đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá có ý nghĩa về mặt khoa học.

- Tương quan giữa động vật phù du (ĐVPD) với các bãi cá:

ĐVPD trực tiếp hoặc gián tiếp là thúac ăn chủ yếu của cá nổi nhỏ nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và tập tính của đàn cá nổi. Ở Việt Nam, vùng có sinh vật lượng ĐVPD cao thường trùng với vùng có nhiều ấu trùng cá là những bãi cá đáy quan trọng.

- Tương quan giữa năng suất đánh bắt (CPUE) với tầng đột biến nhiệt - muối

Số liệu điều tra nghiên cứu của tàu Liên Xô trong những năm 1980 tại vùng biển nam Trung Bộ và Nam Bộ cho thấy: vào mùa gió Đông Bắc cá mối vạch Saurida undosquamis thường tập trung thành đàn lớn ở dưới tầng đột biến nhiệt độ kề đáy với Gradien T=0,2 đến 0.4oC.m-1 tại khu vưc có độ sâu 65 – 95 m và nhiệt độ nước tầng đáy từ 22 đến 25oC. Cá nục đỏ đuôi Decapterus kurroides lại tập trung nhiều ở vùng nước có độ sâu 95 – 135 m, nhiệt độ nước tầng đáy 19 – 22oC, độ muối 33,5 – 34,5o/oo dưới tầng đột biến nhiệt độ kề đáy với Gradien T=0,2 đến 0,4oC.m-1. Khi hình thái cấu trúc nhiệt như trên không tồn tại, sự tập trung của cá cũng biến mất.

Đối với nghề rê khơi và câu vàng, tại những khu vực nước trồi hoạt động mạnh hoặc tầng đột biến xuất hiện gần bề mặt, nhiệt độ trong lớp nước 0 – 50 m có thể xuống tới 20,5 – 21,5oC, thì sản lượng đánh bắt hầu như bằng không.

- Tương quan giữa CPUE với nhiệt độ và độ muối

Nhiệt độ và độ muối có ảnh hưởng lớn đến đời sống của cá như thời vụ sinh sản, khả năng bắt mồi, tập tính di cư, tụ đàn, các quá trình trao đổi chất và sinh trưởng. Mỗi loài cá thường có tính thích nghi với một dải nhiệt độ, độ muối nhất định.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính năng suất đánh bắt cá ngừ vằn của tàu rê với nhiệt độ và độ muối tầng mặt cho thấy các mối tương quan này là rất yếu (r = 0,146 đến 0,034). Tuy vậy, theo phân bố của những mẻ có năng suất >100 kg/1km chủ yếu tập trung ở vùng biển có nhiệt độ tầng mặt từ 27,8 đến 29,7oC và độ muối từ 31,4 đến 32,84o/oo.

Nghiên cứu mối tương quan giữa nguồn lợi sinh vật với các yếu tố hải dương học tuy còn mới mẻ ở nước ta nhưng đã chứng tỏ ưu thế trong việc tiếp cận tới bản chất của các quá trình, nó sẽ hỗ trợ dắc lực cho công tác dự báo khoa học, đặc biệt là trong khoa học nghề cá.

Đào Mạnh Sơn

(Trích bài “Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” trong Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, Tập 3 (2005) )