Các nước châu Âu tại hội nghị về hiện ước biển quốc tế đã thống nhất cho phép các khí nhà kính được chôn tại đông bắc Đại Tây Dương như là một cách thức để giảm thải CO2, là một yếu tố gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.

WWF rất hoan nghênh sự thay đổi trong Công ước về Bảo vệ Môi trường biển của Đông bắc Đại Tây Dương (Công ước OSPAR) để cho phép carbon có thể lưu giữ tại các cấu trúc địa lý dưới đáy biển của vùng đông bắc Đại Tây Dương.

“Chúng tôi tin rằng hấp thụ và lưu giữ carbon nếu được quản lý đúng đắn có thể là một vũ khí quan trong trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu,” ông Stephan Lutter của Chương trình Vùng sinh thái biển Đông bắc Thái Bình Dương của WWF cho biết.

“Điều này sẽ giúp cho sự tăng nhiệt độ toàn cầu được giữ ở mức dưới 2ºC và góp phần cắt giảm lượng CO2 phát thải đạt hơn 50% vào giữa thế kỷ.”

Theo các nhà khoa học, nồng độ CO2 trong không khí tăng lên ảnh hưởng tới đặc tính hóa học của đại dương – Một nửa lượng CO2 phát thải sau cách mạng công nghiệp đã được hấp thụ vào biển cả và dẫn tới sự hình thành axít carbonic. Người ta dự đoán rằng đại dương trở nên có tính axít hơn so với bất kỳ thời kỳ nào trong khoảng thời gian 20 triệu năm vừa qua.

Các rạn san hô xung quanh nước Anh và ở các vùng biển nhiệt đới đặc biệt nhậy cảm do nhiều quần xã tảo tạo thành nền tàng của chuỗi thức ăn.

Tác động tới môi trường biển do lưu giữ carbon sẽ ít hơn so với tác động của biến đổi khí hậu và axít hóa đại dương.” Ông Lutter cho biết thêm.

Tuy nhiên, kiểm soát và giám sát quy định môi trường nghiêm ngặt là cần thiết. Cần phải có các thủ tục được các nước thống nhất cho việc thẩm định độc lập và giám sát việc lưu trữ và các hoạt động liên quan trước khi đưa ra các công nghệ nhằm giảm thải khí nhà kính.

Theo WWF, www.ficen.org.vn