Dẫn liệu ban đầu về cá Nục Heo Coryphaena Hippurus Linnaeus (1758) ở vùng biển Việt Nam (Phần 1)

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại

Hệ thống phân loại

Bộ cá Vược: Perciformes

Họ cá Nục heo: Coryphaenidae

Giống cá Nục heo: Coryphaena

Loài cá Nục heo: Coryphaena hippurus Linnaeus (1758)

Đặc điểm hình thái và phân loại

Hình dáng cấu tạo ngoài của đầu ở cá đực theo độ tuổi 

Thân của cá Nục heo thon dài, dẹp hai bên và thuôn dần về phía đuôi. Khe miệng rộng, hơi xiên. Hàm dưới hơi nhô ra và xương nắp mang khá phát triển. Không có mang giả và bóng hơi. Trên hàm, xương bã mía và xương khẩu cái có các hàng răng cong về phía sau; các răng ở hàng ngoài mọc không sít nhau. Trên lưỡi có hai đám răng nhỏ có dạng hình tròn hoặc elip. Vẩy nhỏ và nằm sát vào nhau. Số vẩy dọc đường bên khoảng từ 200 đến 320 cái. Đường bên nằm phía trên vây ngực và có một chỗ gấp cong dạng hình sóng. Vây ngực có hình lưỡi liềm. Có một vây lựng chạy từ cuối đầu đến tận vây đuôi với khoảng 50 – 60 tia. Vây bụng dài, yếu và nằm sát vào nhau, gốc vây bụng nằm dưới vây ngực. Vây hậu môn tương tự vây lưng nhưng ngắn hơn nhiều. Cả vây lưng và vây hâuk môn đều không có tia cứng thực sụ. Vây đuôi lõm sâu, hai thuỳ rất dài – đây là điểm khác biệt khi phân biệt với loài Coryphaena equiselis. Ở cá đực, độ cong ở phần đầu phát triển tỷ lệ thuận với sự phát triển cơ thể.

3.2. Phân bố

Cá Nục heo bắt gặp ở hầu hết các mẻ lưới trôi của các chương trình nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển ở vùng biển Việt Nam.

Hình 1. Phân bố của các Nục heo ở vùng biển Việt Nam qua số liệu nghiên cứu bằng lưới rê trôi từ 1996 – 2000.

Qua kết quả phân tích số liệu nhật ký đánh cá từ 1996 – 2000, cá Nục heo không xuất hiện trong các mẻ lưới kéo đáy nhưng có bắt gặp trong các mẻ lưới rê trôi và lưới vây (hình 2).

Hình 2. Sự xuất hiện của cá Nục heo ở vùng biển Việt Nam qua số liệu nhật ký đánh cá hiện có từ 1996 - 2000

Mùa gió tây nam

Phân tích số liệu nghiên cứu nguồn lợi của dự án JICA từ 1996 – 1997 cho thấy có biểu hiện biến động về sản lượng (kg, số con) giữa hai năm trong mùa gioá tây nam. Năm 1996, tổng sản lượng cá nục heo là 280,6 kg với 218 cá thể, khối lượng bình quân 1 con khoảng 1,3kg; năm 1997, tổng sản lượng là 200,4kg với 208 cá thể, khối lượng trung bình 1 con khoảng 1,0 kh (hình 3,4).

Năm 1996, sản lượng cá Nục heo ở vùng biển miền Trung là 80,4 kg với 84 cá thể, khối lượng trung bình/cá thể là 0,96 kg; sản lượng ở vùng iển đông Nam Bộ là 120 kg với 124 cá thể, khối lượng trung bình /cá thể là 0,97 kg (hình 4).

Như vậy, từ kết quả phân tích trên cho thấy sản lượng cá nục heo có xu thế giảm theo vùng phân bố qua các năm. Kích thước cá thể dao động từ 1,6 kg – 1,0 kg. Có sự khác nhau rõ rệt về kích thước đàn cá giữa vùng biển miền Trung và đông Nam Bộ trong mùa gió tây nam năm 1996.

Hình 3. Phân bố sản lượng (số con) cá nục heo trong vụ nam 1996

Hình 4. Phân bố sản lượng (số con) cá nục heo trong vụ nam 1997

Mùa gió đông bắc

Vụ bắc năm 1996, tổng sản lượng cá nuch heo bắt được là 299 kg với 224 cá thể, khối lượng trung bình 1 cá thể khoảng 1,33 kg (hình 5). Kết quả này hầu như không thay đổi só với vụ nam cùng năm.

Sản lượng cá nục heo khai thác được ở vùng biển miền Trung là 104,3 kg với tổng số 79 cá thể, khối lượng trung bình 1 cá thể khoảng 1,32 kg (hình 5). Trong khi đó, sản lượng ở vùng biển đông Nam Bộ là 194,7 kg với tổng số 145 cá thể, mỗi cá thể có khối lượng trung bình là 1,34 kg. Như vậy, trong mùa gió đông bắc năm 1996, kích thước trung bình của cá nục heo ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ không khác nhau và cao hơn trong mùa gió tây nam năm 1997.

Với kết quả thể hiện ở hình 3 và 4 trong mùa gió tây nam, cá nuch heo bắt gặp nhiều ở vùng biển gần bờ hơn so với vùng biển khơi. Chuyển sang mùa gió đông bắc, cá nục heo lại bắt gặp nhiều ở vùng biển khơi ở phía nam vùng biển miền Trung (hình 5). Đây có thể là dấu hiệu di cư của cá nục heo vào thời kỳ gió mùa đông bắc khi mà nhiệt độ ở vùng biển phía bắc giảm.

Hình 5. Phân bố sản lượng (số con) cá nục heo trong vụ bắc 1996

4. Kết luận và khuyến nghị

4.1. Cá nục heo phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu kể cả trong vụ gió mùa tây nam và đông bắc. Vùng biển bắt gặp nhiều nhất là vùng ven bờ trong mùa gió tây nam và ở vùng biển khơi phía nam biển miền Trung.

4.2. Kích thước cá nục heo có xu hướng giảm qua các năm. Đây là đối tượng di cư và cần được nghiên cữu thêm trong các chương trình nghiên cứu này.

Bách Văn Hạnh

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu “nghề cá biển”, tập 2, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2001.