WWF thể hiện sự thất vọng về thất bại của kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban Khai thác hải sản Tây Thái Bình Dương (Ủy ban về cá ngừ) Trong việc bảo về những quần thể cá ngừ lành mạnh còn lại cuối cùng trên trái đất. Ban khoa học trực thuộc Ủy ban này đã tuyên bố khai thác quá mức hiện nay đang diễn ra và cường lực đánh bắt cần phải giảm từ 25-30%. Mặc dù vậy, đề xuất giảm đánh bắt 25% đã bị các quốc gia tham gia đánh tại các vùng biển khơi ngừ phản đối.

Ủy ban này đã không tận dụng được cơ hội để bảo vệ loài cá ngừ mắt to khỏi bị tuyệt chủng giống như trường hợp cá voi vây xanh", Seremaia Tuqiri, cán bộ về chính sách khai tác hải sản của Chương trình WWF Nam Thái Bình Dương cho biết.  "WWF đã rất hy vọng Ủy ban mới này là một bước tiến trong việc quản lý cá ngừ. Tuy nhiên vẫn chính mối quan tâm kinh tế cũ đã chiến thắng."

Biện pháp thứ hai để giảm lượng cá bị mắc lưới ngẫu nhiên của 2 loài cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt cũng đã thất bại. Các nước đảo đang phát triển thuộc vùng Thái Bình Dương sẵn sàng giảm cường lực đánh bắt loài cá Skipjack để giảm lượng cá mắc lưới tình cờ của 2 loài cá ngừ nói trên . Tuy nhiên các quốc gia đánh bắt xa bờ đã ngăn chặn việc thi hành biện pháp này.

"Một điều đáng buồn là các quốc gia đang phát triển sẵn sàng hy sinh để đảm bảo sự sống còn lâu dài của cá ngừ thì các quốc gia giàu có hơn lại điều ra khơi các đoàn tàu để đánh bắt cá và không muốn hy sinh như các quốc gia nhỏ"

Loài cá ngừ mắt to đang bị đe dọa do các cơ quan chính quyền không thể xác định được mức độ nghiêm trọng của việc khai thác quá mức. Nếu các biện pháp bảo vệ không được thực hiện WWF và TRAFFIC, cho biết, nguồn cá ngừ sẽ có nguy cơ bị suy sụp.

Theo một báo cáo mới của WWF và TRAFFIC, mạng lưới giám sát động vật hoang dã, có tới 60% lượng cá ngừ mắt to đánh bắt tại vùng biển Đông Thái Bình Dương là những con nhỏ và tỷ lệ này vẫn đang tăng lên.

"Việc đánh bắt cá nhỏ trước khi chúng đạt độ tuổi trưởng thành và sinh sản, làm giảm sự bền vững của nguồn cá ngừ và giảm lượng cá thể trưởng thành là đối tượng có giá trị cao tại thị trường cá sống ở Nhật” ông Glenn Sant, Người đứng đầu Chương trình Biển Toàn cầu của TRAFFIC cho biết.

"Thực tế chúng chỉ đáng vài xu tiền cá trong một hộp cá."

Cá ngừ mắt to có giá cao tại các chợ cá sashimi của Nhật nhưng nếu hoạt động đánh bắt không được quản lý tốt hơn, loài cá này sẽ trở thành một loài cá ngừ nữa bị đe dọa giống như cá ngừ vây xanh phương Nam và vùng Atlantic.

Báo cáo cho biết các đàn cá ngừ mắt to tại Đông Thái bình dương, Ấn độ dương và vùng biển giữa và tây Thái bình dương hiện nay đều bị khai thác quá mức. Đặc biệt nguồn cá tại Đông thái bình dương đã bị đánh bắt quá nhiều.

Các biện pháp cần để bảo vệ nguồn cá ngừ bao gồm đưa ra những giới hạn về lượng đánh bắt một cách cẩn trọng, thực hiện các chương trình phục hồi quần thể loài cá ngừ này, ngăn chặn việc khai thác các con non và thu thập các số liệu đầy đủ.

"Các nhà khoa học yêu cầu phải giảm lượng lớn trong hoạt động đánh bắt cá ngừ mắt to nhưng trong thập kỷ qua không ai để ý đến lời khuyên này." Tiến sỹ Simon Cripps, Giám đốc Chương trình Biển toàn cầu của WWF nói.

Một lần nữa các vùng biển sâu đang bị khai thác cạn kiệt và nếu không có các biện pháp can thiệp toàn cầu hiệu quả, nguồn cá quan trọng sẽ bị mất đi vĩnh viễn."

Báo cáo chỉ ra rằng các chính phủ thành viên của Các tổ chức quản lý nghề cá khu vực – cơ cấu quốc tế chính để kiểm soát hoạt động đánh bắt tại các vùng biển sâu –nói chung đã phản ứng chậm so với lời khuyên của các nhà khoa học và không giải quyết được vấn đề khai thác quá mức cá ngừ mắt to. Họ cũng không thực hiện được các quy định thỏa hiệp trong Bản thỏa ước về Trữ lượng Cá của Liên hiệp quốc.

Sự suy kiệt của các đàn cá ngừ mắt to sẽ có tác động kinh tế lớn tới các đoàn tàu đánh bắt, kéo theo các ngành công nghiệp thương mại và chế biến cũng như một loạt các quốc gia đảo là những nước mà thu nhập phụ thuộc vào phí thu từ các đoàn tàu đánh cá.

Báo cáo được công bố trước khi tổ chức có trách nhiệm về quản lý loài cá ngừ mắt to tại vùng giữa và tây Thái bình dương - Ủy ban Nghề cá vùng giữa và tây Thái Bình dương - họp mặt để thảo luận về các biện pháp quản lý.

WWF và TRAFFIC kêu gọi các thành viên của ủy ban phối hợp đồng thời với các tổ chức quốc tế và thực hiện theo lời khuyên của ủy ban khoa học trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.

Theo WWF, www.fistenet.gov.vn.