1. MỞ ĐẦU

Vùng biển ven bờ Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế thuỷ sản. Tuy nhiên, cùng với tăng trưởng kinh tế, vùng biển ven bờ đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái các hệ sinh thái ngày càng gia tăng. Ngành Thuỷ sản, với các hoạt động gắn liền với biển, là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất do ô nhiễm môi trường gây ra. Thời gian qua, hoạt động nuôi hải sản, đặc biệt là nuôi cá bằng lồng bè ven biển, đã chịu những tổn thất lớn do môi trường ô nhiễm và dịch bệnh.
Hoạt động Quan trắc, cảnh báo chất lượng môi trường khu vực nuôi hải sản biển tập trung là một nội dung cơ bản của nhiệm vụ Quan trắc cảnh báo môi trường biển, do Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường biển - Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì thực hiện thời gian qua.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường biển ven bờ Việt Nam từ năm 2005 - 2009; báo cáo trình bày những vấn đề chung về hiện trạng và xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước tại khu vực nuôi cá biển bằng lồng bè ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá và Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tài liệu
Tài liệu cơ bản sử dụng trong báo cáo là kết quả quan trắc, phân tích môi trường của nhiệm vụ “Quan trắc, cảnh báo chất lượng môi trường khu vực nuôi hải sản tập trung, cảng cá và khu bảo tồn biển Việt Nam” từ năm 2005 đến 2009, tham khảo một số tài liệu có liên quan của địa phương.
Những tài liệu phục vụ hoạt động quan trắc, phân tích môi trường gồm:“Quy định về phương pháp quan trắc, phân tích môi trư­ờng và quản lý số liệu”; quy trình, quy phạm nghiên cứu biển của Cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành; một số tài liệu APHA - Standard Methods, Encyclopedia of Environmental Science and Engineerning, Fifth Edition. Edited by James R.Pfafflin Edward N.Ziegler Polytechnic University.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
· Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm quan trắc thu mẫu phân tích môi trường là khu vực nuôi cá bằng lồng bè với mật độ cao ở ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu (hình 1).
- Thời gian quan trắc: hàng năm tiến hành vào các tháng 4 - 5 (giai đoạn cuối mùa khô) và tháng 9 - 10 (cuối mùa mưa).
· Nội dung nghiên cứu, ph­ương pháp phân tích và đánh giá:
- Các thông số quan trắc và phân tích ngoài hiện tr­ường: Nhóm thông số môi trường nền (nhiệt độ, độ muối, DO, pH, độ đục) của nư­ớc biển đo tại hiện trư­ờng bằng các thiết bị đo nhanh: WTW Oxi 330i, Schott Cond/pH/LF12, Turbidity HACH (hình 3a). Hàm lư­ợng muối dinh dư­ỡng (N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43-) trong nư­ớc đ­ược phân tích tại hiện tr­ường bằng ph­ương pháp trắc quang trên máy quang phổ DRELL/2010 - HACH (Mỹ).
- Các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm: Phân tích Hg, As bằng ph­ương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trên máy Spectr AA 220 - Varian (Úc); phân tích Cu, Pb, Zn, Cd phân tích bằng ph­ương pháp Von - Ampe hòa tan anot (ASV) (hình 3b); hàm lượng Xianua (ion CN-) đo quang ở bư­ớc sóng 582nm; hàm l­ượng dầu mỡ tổng số xác định bằng ph­ương pháp trọng l­ượng; tổng Nitơ Kendan (Nts) sau khi vô cơ hoá mẫu, ch­ưng cất so màu bằng phương pháp phenate ở bư­ớc sóng 640nm; tổng Phốtpho (Pts) phân tích bằng phư­ơng pháp trắc quang với chất khử là axit arcobic ở bư­ớc sóng 880nm.
- Căn cứ vào các giá trị giới hạn cho phép (GHCP) theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 10:2008/BTNMT; tiêu chuẩn Bộ Thủy sản 2006 áp dụng cho vùng nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh; tiêu chuẩn đề xuất của đề tài KT 03 - 07 và tiêu chuẩn ASEAN để so sánh, đánh giá chất lượng môi trường.
Sử dụng chỉ số tai biến môi trường RQtt (RQ tổng thể) để đánh giá chất lượng môi trường tại từng khu vực nuôi theo công thức:

Hình 1: Bản đồ địa điểm quan trắc nước biển ven bờ khu vực nuôi cá bằng lồng bè, năm 2005 - 2009

  

Hình 2: Nuôi cá bằng lồng bè tại Cát Bà - Hải Phòng

Trần Lưu Khanh và Trần Quang thư
Viện Nghiên Cứu Hải sản
(Trích trong Tuyển tập Nghiên Cứu Nghề cá biển (Tập IV))