Sau hơn 10 năm WWF vận động hành lang, các quốc gia thuộc tổ chức Hàng hải quốc tế của Liên hiệp quốc - International Maritime Organization (IMO) vừa mới thông qua quy chế cấm sử dụng chất tributyltin (TBT) trong hệ thống làm sạch tàu.

TBT là một hợp chất hữu cơ thường xuyên được sử dụng như là một chất phụ gia trong các loại sơn tẩy trùng sử dụng trong nước biển để chống lại sự ăn mòn của tảo, hà và các sinh vật khác bán vào tàu. Vấn đề là chất hóa hoạc này rất độc đối với nhiều sinh vật biển. Thậm chí ở nồng độ thấp nó gây biến dạng ở loài hàu và sự thay đổi giới tính của loài ốc. Sự giảm sút loài hàu có giá trị thương mại tại dọc bờ biển Đại Tây Dương của Pháp và Anh trong những năm 70 là do ô nhiễm chất TBT.

“Lệnh cấm này là một chiến thắng to lớn đối với môi trường biển nhưng để đạt được nó phải mất rất nhiều thời gian” Tiến sỹ Simon Walmsley, Giám đốc Chương trình Biển của WWF – UK.

“Đã 40 năm kể từ khi các tác động tiêu cực của TBT lần đầu tiên được xác định và 7 năm kể từ khi quy chế cấm TBT được thống nhất, nhưng chúng tôi chỉ vừa mới có lệnh cấm toàn cầu.”

Panama là quốc gia có những đội tàu chở hàng lớn nhất thế giới đã hỗ trợ nhiều để có được lệnh cấm này. Tổng số 25 quốc gia với 25% khối lượng vận chuyển của toàn cầu đã phải phê chuẩn công ước về các hệ thống chống bẩn tàu của IMO để lệnh cấm có hiệu lực toàn cầu.

Lệnh cấm toàn cầu sẽ được phổ biến trong thời gian 23 tháng. Bất kỳ tàu nào vẫn sử dụng sơn chống bẩn có chứa TBT sẽ phải chuyển sang sử dụng biện pháp thay thế.

Theo WWF, www.ficen.org.vn.