Bản tin tổng hợp

  • Tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Viện nghiên cứu Hải sản
    Tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Viện nghiên cứu Hải sản
    Thực hiện khuyến cáo của Chỉnh phủ, Bộ Y tế và chính quyền địa phương tới người dân về việc tăng cường phòng bệnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ngày 9/3/2020 Viện nghiên cứu Hải sản đã yêu cầu toàn thể công chức viên chức, người lao động nghiêm túc thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ quan, như sau: ...
  • Tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2020 tăng 1,7%
    Tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2020 tăng 1,7%
    Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2020 ước đạt 505 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó sản lượng khai thác đạt 260 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 245 nghìn tấn. Lũy kế từ đầu năm 2020, tổng sản lượng ước đạt 1.017,6 nghìn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 11,8% kế hoạch năm 2020, trong đó sản lượng khai thác 504 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 513,6 nghìn tấn. ...
  • Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”
    Nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”
    Rong biển là nhóm thực vật thủy sinh bậc thấp sống ở biển và vùng ven biển, có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái biển và với đời sống của con người. Ngoài giá trị về môi trường, sinh thái như tham gia vào chu trình dinh dưỡng của thủy vực, là nơi sống, nơi trú ẩn, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật (nhất là thời kỳ con non)… rong biển còn có giá trị rất lớn đối với các hoạt động sống của con người như cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (chiết xuất keo agar, alginate, carrageenan…), các hợp chất sinh học (axit amin, kích thích tố sinh trưởng...), làm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, thuốc chữa bệnh cho con người… Mặt khác, do có sinh lượng lớn nên rong biển đã tạo ra nguồn vật chất hữu cơ khá lớn cho hệ sinh thái biển. Rong biển không chỉ cung cấp sản phẩm sơ cấp trực tiếp vào môi trường biển mà còn cung cấp vật bám cho các loài sinh vật trong giai đoạn con non, tạo ra một quần thể có năng suất sinh học cao. Do rong biển có ý nghĩa khoa học và kinh tế cao như vậy, cho nên các quốc gia có biển đều chú trọng nghiên cứu khai thác, nuôi trồng, chế biến và sử dụng rong biển. ...
  • Kiểm tra, thẩm định sản phẩm nhiệm vụ “Rong biển kinh tế”
    Kiểm tra, thẩm định sản phẩm nhiệm vụ “Rong biển kinh tế”
    Rong nho biển có tên khoa học là Caulerpa lentillifera J.Agardh, 1837 và rong sụn có tên khoa học là Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty ex P.C.Silva, 1996, đây đều là những loài rong biển có giá trị cao, chứa nhiều chất khoáng, vi lượng và vitamin, rất có lợi cho sức khỏe con người; là nguồn thực phẩm rất có giá trị và là nguyên liệu chính để chiết xuất keo carrageenan. ...
  • Đoàn công tác của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thăm và làm việc tại Viện nghiên cứu Hải sản
    Đoàn công tác của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thăm và làm việc tại Viện nghiên cứu Hải sản
    Sáng 03/3/2020, Viện trưởng Nguyễn Khắc Bát đã chủ trì tiếp đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Viện nghiên cứu Hải sản. Buổi làm việc của Thứ trưởng nhằm nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ của Viện và định hướng phát triển trong thời gian tới. ...
  • Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Gỡ thẻ vàng IUU không chỉ vì kinh tế mà còn vì danh dự quốc gia
    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Gỡ thẻ vàng IUU không chỉ vì kinh tế mà còn vì danh dự quốc gia
    Sáng 28/2, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị với sự tham gia của các lãnh đạo và ngành chức năng thuộc 28 tỉnh duyên hải trên cả nước. ...
  • Năm 2020: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản sang Bra-xin
    Năm 2020: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản sang Bra-xin
    Năm 2020, Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung cấp thực phẩm của Bra-xin (MAPA) đã chấp thuận một số yêu cầu để tạo điều kiện xuất khẩu tôm, sản phẩm tôm của phía Việt Nam, điều này sẽ mở ra cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng này trong thời gian tới. ...
  • Ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung trong Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản
    Ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung trong Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản
    Ngày 20 tháng 01 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2020/NĐ-CP. Theo đó, ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung trong các Điều 63, 64, 65 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. ...
  • Năm 2020: Kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu
    Năm 2020: Kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu
    Năm 2020, Với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020. ...
  • Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1 năm 2020 ước đạt 3 tỷ USD
    Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1 năm 2020 ước đạt 3 tỷ USD
    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1 năm 2020 ước đạt 3 tỷ USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 22,5%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 644 triệu USD, giảm 12,5%; Giá trị xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 42 triệu USD, giảm 6,4%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 883 triệu USD, giảm 15,6%. Năm 2019, bốn thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn quốc chiếm thị phần lần lượt là 27,5% (giá trị giảm 0,6% so với năm 2018), 22,6% (+15,9%), 8,9% (+7,8%) và 6,0% (giảm 9,4%). ...