General Information

Author: Vũ Việt Hà, Nguyễn Viết Nghĩa, Nguyễn Khắc Bát
Issued date: 31/12/2021
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


Tóm tắt:

Trong giai đoạn 2014-2020, điều tra nghề cá thương phẩm trên toàn vùng biển nước ta tiếp tục được thực hiện sau nhiều năm gián đoạn, kể từ khi dự án ALMRV II kết thúc. Chương trình điều tra sử dụng phương pháp ghi sổ nhật ký khai thác theo chuyến, với sự tham gia của các đội tàu ở 25 tỉnh ven biển ngoại trừ Ninh Bình, Hà Tĩnh và Tp. Hồ Chí Minh. Thống kê kết quả điều tra cho thấy, tổng số biểu đã thu thập đạt 81,5%-87,8% so với dự kiến. Từ dữ liệu điều tra, các chỉ số nghề cá đã được phân tích và xác định, góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học cho công tác quản lý nghề cá. Phân tích dữ liệu điều tra cho thấy, nghề cá nước ta đang khai thác quá mức và sản lượng khai thác suy giảm. Cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa và cường lực khai thác cho phép của nghề lưới kéo đáy trình bày trong bài viết là ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng dữ liệu điều tra để đưa ra các tư vấn cho quản lý nghề cá. Cường lực khai thác của nghề lưới kéo ở các vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã vượt ngưỡng (f>fMSY; Y<MSY) và ở Trung Bộ đang ở mức trung bình (f<fMSY, Y<MSY). Trên toàn vùng biển, sản lượng khai thác bền vững tối đa là 1,876 triệu tấn ở cường lực 2,60 triệu ngày tàu, trong khi cường lực khai thác hiện tại là 3,299 triệu ngày tàu và sản lượng chỉ đạt 1,822 triệu tấn (f>fMSY; Y<MSY). Để quản lý nghề cá bền vững thì cường lực cần cắt giảm là 950 ngàn ngày tàu và nên duy trì ở mức 2,34 triệu ngày tàu. Dữ liệu điều tra cũng đã cung cấp thông tin về ngư trường khai thác và sự dịch chuyển ngư trường khai thác của tàu cá giữa các tỉnh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì dữ liệu thu được cũng tồn tại những hạn chế như không thu thập đủ số lượng, không ghi đầy đủ thông tin, độ phủ dữ liệu còn thấp, giải pháp kỹ thuật đã lạc hậu. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là giải pháp cần thiết đối với điều tra nghề cá thương phẩm ở nước ta trong thời gian tới.

Từ khoá: nhật ký khai thác, nghề cá thương phẩm, điều tra, sản lượng, cường lực

Abstract:

In the period 2014-2020, the commercial fisheries survey using the trip-base logbook approach has been restarted after a gap since the ALMRV II project ended. There were 25 coastal provinces involved in the data collection network, except for Ninh Binh, Ha Tinh and Ho Chi Minh City. The data statistics indicated that the data delivered was from 81,5%-87,8% of the designed amount. Based on the fisheries survey data, the indicators and referent points supporting fisheries management have been identified and established. It is illustrated that the fisheries resources in the sea of Vietnam have been over-exploited. The fishing effort has been intensive over the years and the total catch was observed in a decreasing trend. The Maximum Sustainable Yield (MSY) with the fishing effort at MSY and the optimal fishing effort of the trawl fisheries presented herein is an example of the role of fisheries data in supporting scientific fundamentals for fisheries management. It is noted that the trawlable fisheries resources in the Tonkin Gulf, Southeast and Southwest waters have been overexploited (f>fMSY and Y<MSY) whilst it was low intensive in the Central waters (f<fMSY; Y<MSY). The MSY of the trawl fisheries in Vietnam has estimated at 1.876x106 tons at the fishing effort of 2.60x106 fishing day whilst the current fishing effort was 3.299x106 fishing day and total landing was 1.822x106 tons (f>fMSY and Y<MSY). In the case of the precaution approach, the fishing effort needs to be cut by 950x103 fishing days and keep maintain at 2.34x106 fishing days. The fisheries data has also supported information on fishing grounds of the metier and the shifting in the fishing ground of fleets between provinces within regions. It is noted that the fisheries survey has provided fundamental information for fisheries management, however, challenges were issued as the number of samples has not been collected as designed, the survey form was not fulfilled, the low coverage of data sample, data collection method is also obsolete. It is required that the implication of information technology and digital transformation are the necessary solutions for fisheries data collection in future.

Keywords: trip base logbook, commercial fisheries, survey, catch, effort.


Download