General Information

Author:
Issued date: 24/11/2009
Issued by:

Content


1. MỞ ĐẦU

Nghề câu mực xà xuất hiện từ những năm 1990 trở lại đây. Lúc đầu phương tiện đánh bắt còn nhỏ, công suất từ 33 ÷ 66 cv, sức chở khoảng 8 ÷ 12 thúng câu. Thời gian chuyến biển ngắn khoảng 10 ÷ 15 ngày. Sản lượng đánh bắt và hiệu quả sản xuất còn thấp. Trong những năm gần đây ngư dân đã không ngừng nâng cấp máy tàu, vỏ tàu, cải tiến ngư cụ, thay thế đèn gió bằng đèn pin Trung Quốc rồi dùng bình ắc qui thắp sáng, bóng đèn điện bọc nhựa nhiều màu bên ngoài, đưa xuống nước để thu hút mực tập trung lại, sắm trang thiết bị như máy thông tin tầm xa ICOM, tầm gần, máy định vị...Ngư trường ngày càng được mở rộng theo hướng vươn ra khai thác xa bờ hàng trăm hải lý. Thời gian chuyến biển dài hơn khoảng 55 ÷ 65 ngày. Sức chở của tàu mẹ được nâng lên 24 ÷ 28 thúng.

Để định hướng và phát triển nghề câu mực xà hiệu quả, an toàn cho ngư dân chúng tôi đã tiến hành điều tra đánh giá đầy đủ từ ngư trường đến tàu câu, ngư cụ, trang thiết bị, lao động, ... cũng như nhu cầu cần thiết của ngư dân, kết hợp với tham khảo các báo cáo tổng kết thủy sản năm 2007 của sở Thủy sản 3 tỉnh trọng điểm nghề câu mực xà là Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Sau đây là một số kết quả cụ thể.

2. HIỆN TRẠNG NGHỀ CÂU MỰC XÀ

2.1. Ngư trường, mùa vụ

Ngư trường: Nghề câu mực xà thường cách bờ trên 150 hải lý với độ sâu trên 800 m nước.

Mùa vụ: Hoạt động của nghề câu mực xà từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 9 năm sau.

2.2. Tàu câu, ngư cụ và các trang thiết bị trên tàu

2.2.1. Tàu câu mực

a- Số lượng, công suất

TT

Địa phương

Số lượng (chiếc)

Công suất
(cv)

Bình quân cv/chiếc

1

Đà Nẵng

183

21.980

120,11

2

Quảng Nam

82

15.193

185,28

 

- Núi Thành

75

13.883

185,11

3

Quảng Ngãi

134

14.180

105,82

4

Bình Định

14

2.300

164,29

 

Tổng

413

53.653

129,91

Đội tàu câu mực xà tập trung chủ yếu ở các địa phương Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam, nhiều nhất là Đà Nẵng. Nhưng bình quân mã lực trên 1 phương tiện thì đội tàu Quảng Nam cao nhất, thấp nhất là đội tàu Quảng Ngãi.

b- Kích thước vỏ tàu

TT

Thông số

Ký hiệu

Min-Max

Phổ biến

1

Chiều dài

Lmax

16 ÷ 22 m

18 ÷ 19 m

2

Chiều rộng

Bmax

4,2 ÷ 6,4 m

5 ÷ 6 m

3

Chiều cao mạn

D

1,7 ÷ 2,7 m

2,3 ÷ 2,5 m

c- Máy tàu

+ Máy Nhật của các hãng Mitsubishi, Yanmar, isuzu; máy Hàn Quốc của hãng Daewoo...nhưng phổ biến là của hãng Yanmar.

+ Máy thủy dùng cho tàu câu mực xà chủ yếu là máy cũ đã qua sử dụng. Máy mới có nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 7%, chủ yếu được sắm mới từ nguồn vốn của chương trình đánh bắt hải sản xa bờ do Nhà nước đầu tư trong thời gian 1999÷2001. Vì vậy, trong quá trình vận hành thường xảy ra sự cố hư hỏng máy trên biển.

Phân loại theo công suất máy như sau

TT

Địa phương

Phân theo nhóm công suất

Tàu có công suất nhỏ nhất
(cv)

Tàu có công suất lớn nhất (cv)

Từ  45cv đến dưới 90cv (chiếc)

Từ  90cv đến dưới
150cv (chiếc)

Từ  150cv
đến dưới
400cv
(chiếc)

Trên 400cv  (chiếc)

1

Đà Nẵng

-

-

-

-

60

540

2

Quảng Nam

13

15

53

1

60

420

 

- Núi Thành

13

12

49

1

60

420

3

Quảng Ngãi

56

65

13

0

45

250

4

Bình Định

0

0

14

0

150

175

Ghi chú: “-“ không có số liệu thống kê

2.2.2. Ngư cụ

+ Ống câu bằng gỗ hoặc bằng các vật liệu khác, hình trụ để cuốn dây câu. Dây câu dùng lọai cước 60, dài 50 ÷70 m. Rường câu ngư dân thường làm bằng đũa xe đạp dài 30 cm, một đầu buộc khuy để tạo dây câu, đầu kia liên kết với chì và lưỡi câu, số lưỡi câu 10÷12 cái, toàn bộ nặng 35 gam.

+ Nguồn sáng : Mỗi thúng được trang bị 01 bình ắc qui để thắp sáng bóng đèn điện, đưa xuống nước để thu hút mực tập trung.

2.2.3. Trang thiết bị

- Trang bị hàng hải: các tàu câu mực xà đều trang bị 01 máy định vị, 01 máy thông tin liên lạc tầm xa, và mỗi thúng câu 01 máy thông tin tầm gần.

- Thúng câu:

+ Tùy theo kích thước và công suất máy tàu cá, mỗi tàu có thể chở từ 14 đến 28 thúng câu. Khi tiến hành câu (Khoảng 4-5 giờ chiều hàng ngày), các thúng này trải dài trên biển khoảng 5÷6 hải lý. Mỗi người một thúng câu mực suốt đêm đến sáng hôm sau tàu đón vớt lên. Lúc này mực mới được xẻ, phơi.

+ Vật liệu của thúng câu chủ yếu làm bằng tre.

+ Đường kính thúng: khoảng từ 2,5÷3,5 m; cao khoảng 0,8÷1,1m.

2.2.4. Hệ thống giàn phơi mực xà

- Vật liệu: gỗ, tre và đinh

- Kích thước giàn phơi: giàn phơi có 2 tầng. Diện tích tầng trên nhỏ hơn tầng dưới.

* Chiều dài: Bắt đầu từ mũi tàu đến đuôi tàu, giàn phơi phía đuôi tàu đưa ra ngoài khoảng 1,5÷2m.

* Chiều rộng: bằng chiều rộng lớn nhất của tàu.

* Chiều cao khoảng 4÷5m

* Khoảng cách giữa 2 tầng khoảng 0,8-1m.

- Hệ thống trụ: làm bằng gỗ, có khoảng 10 ÷ 14 trụ chia làm 2 hàng dọc theo thân tàu. Các trụ phía mũi tàu ép bên ngoài be tàu, phía đuôi tàu áp bên trong be tàu để cho các cột tạo thành một đường thẳng.

- Hệ thống khung dàn:

+ Thanh dọc bằng gỗ: chỉ có 2 thanh chạy dọc theo diều dài thân tàu; có chiều dài hơn chiều dài tàu khoảng 1,5 ÷ 2 m, nối liền với các trụ gỗ.

+ Thanh dọc bằng tre hoặc gỗ: gồm nhiều thanh chạy dọc theo 2 thanh dọc gỗ và nằm ở giữa 2 thanh gỗ. Khoảng cách giữa các thanh dọc khoảng 0,5m

+ Thanh ngang: nằm song song với chiều rộng của thân tàu và nối liền giữa 2 trụ.

+ Hệ thống trụ và khung dàn hàng năm đều gia cố sửa chữa hoặc thay thế những thanh hư hỏng không đảm bảo, thường khoảng 3 năm thay mới toàn bộ.

- Hệ thống tấm phơi bằng tre:

+ Gồm nhiều tấm phơi hình chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng khoảng 1,2÷1,8m tuỳ theo chiều dài của tàu và số lượng người câu.

+ Mỗi tấm phơi gồm nhiều nẹp tre tạo thành. Bề rộng của mỗi nẹp tre là 2 -2,5cm.

+ Trên các nẹp tre nằm dọc được đóng đinh loại 4cm. Khoảng cách giữa 2 cây đinh là 10cm. Mỗi nẹp dọc có 20 đinh. Mỗi tấm phơi có từ 12 đến 18 nẹp.

+ Khoảng cách giữa 2 nẹp tre đóng đinh là 8÷10cm.

+ Các nẹp đinh này được liên kết với 2÷3 thanh ngang để hình thành nên 1 tấm phơi

+ Mỗi tấm phơi có từ 240 đến 360 cây đinh. Mỗi đinh một con mực, Mỗi người 2 tấm phơi, tổng lượng đinh của mỗi người 500 – 800 đinh

+ Các tấm phơi bằng tre được buộc vào hệ thống giàn cố định. Mũi đinh hướng lên trời. Các tấm phơi được đua ra hai bên hông tàu bằng cách: 1 cạnh buộc vào thanh gỗ dọc còn cạnh đối diện được treo lên. Nên các tấm phơi này có thể trải ra hoặc xếp gọn lại rất thuận lợi.

+ Các tấm phơi này mỗi năm (một mùa câu) lại thay mới một lần

2.2.5. Hệ thống bảo quản lạnh:

Hiện nay, chỉ có đội tàu câu mực xà của tỉnh Quảng Ngãi có trang bị hệ thống bảo quản lạnh. Hệ thống này bao gồm các thùng có lót lớp xốp đựng đá để bảo quản mực tươi. Mực tươi khai thác lên được ướp đá để bán cho các tàu câu cá ngừ Đại dương. Sản lượng mực tươi bán cho các tàu câu cá ngừ Đại dương chiếm khoảng 10÷15% sản lượng mực tươi khai thác. Tại Núi Thành, Quảng Nam có 01 tàu composit của tập đoàn Vinashin trang bị lạnh hiện đại chuyên thu mua mực tươi của các tàu câu ngư dân ngoài khơi.

2.3. Lao động

TT

Địa phương

Lao động
(người)

Bình quân lao động/1 phương tiện

Lao động trên 1 tàu
Min-Max

1

Đà Nẵng

4.209

23

18-28

2

Quảng Nam

2.118

26

20-32

 

- Núi Thành

1.950

26

20-32

3

Quảng Ngãi

2.680

20

15-27

4

Bình Định

280

20

18-22

 

Tổng

9.287

22

15-32

Ngoài số lao động xuống thúng câu, tùy theo tàu nhỏ hay lớn mà trên tàu còn có 1 thuyền trưởng kiêm thợ máy hoặc có thêm 1 thợ máy và 1 đến 2 người lo cơm nước cho mọi người trên tàu. Khi rảnh rỗi thì tranh thủ câu ở trên tàu chứ không xuống thúng như những lao động khác.

2.4. Kết quả khai thác năm 2007

 

TT

Địa phương

Số lượng
(chiếc)

Năng suất
(tấn/chiếc)

Sản lượng (tấn)

Tươi

Khô

Tươi

Khô

1

Đà Nẵng

183

140

32

25.620

5.856

2

Quảng Nam

82

158

36

12.956

2.952

 

- Núi Thành

75

160

37

12.000

2.775

3

Quảng Ngãi

134

120

20

16.080

2.680

4

Bình Định

14

100

18

1.120

252

 

Tổng

413

135

28,4

55.776

11.740

Ghi chú: Tỷ lệ mực tươi /khô là 4 kg tươi/1 kg khô

2.5. Những vụ tai nạn trong nghề câu mực xà

Trong thời gian qua, tàu thuyền tham gia họat động đánh bắt mực xà trên Biển Đông thường gặp nhiều rủi ro do ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy...sự cố như hỏng máy, gãy trục lắp... gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của ngư dân. Năm nào cũng có tàu câu mực bị chìm, có người đi câu mực bị chết mất xác. Đặc biệt cơn bão Chanchu đã làm chìm mất hàng chục chiếc tàu câu mực, mất tích hàng trăm lao động:

+ Đà Nẵng có 10 tàu câu mực xà và 112 lao động bị chết, mất tích.

+ Quảng Nam có 2 tàu câu mực xà và 158 người bị chìm mất tích. Trong đó có 113 người đi trên các tàu câu mực của các tỉnh lân cận, chủ yếu là tàu của Đà Nẵng.

2.6. Nguyên nhân xảy ra tai nạn

- Hệ thống giàn phơi của ngư dân hiện nay có khá nhiều nhược điểm, nên khi xảy ra bão thường dễ bị tai nạn chìm tàu. Cụ thể như sau :

+ Quá cồng kềnh làm ảnh hưởng đến tính ổn định của con tàu.

+ Do các tấm phơi được làm bằng các nẹp tre có độ dày khoảng 2÷2,5 cm, nên tạo ra sức cản gió rất lớn.

+ Vật liệu làm giàn phơi chủ yếu là gỗ và tre nên khi trời mưa bị thấm nước trọng lượng của hệ thống giàn phơi sẽ tăng lên.

+ Các cây đinh được sử dụng trong môi trường nước biển dễ bị rỉ sét gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho mực khô.

- Vì mực chủ yếu được sơ chế bằng phương pháp sử dụng năng lượng mặt trời để phơi khô nên khi thời tiết xấu, trời mưa hoặc có sương mù nhất là sương muối thì việc sơ chế gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn lượng mực đánh bắt được trong thời gian này thường bị hư hỏng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.

- Nhiều tàu có công suất quá nhỏ dưới 90 cv, vỏ tàu đã xuống cấp nhưng vẫn tham gia khai thác mực khơi rất nguy hiểm. Khi có bão, lốc xoáy dễ làm chìm tàu, lật úp thúng câu.

- Máy móc bị hư hỏng, gãy trục lắp, hỏng bánh lái khi gặp bão hoặc gió to, sóng lớn dễ bị chìm tàu.

- Không có rađa nên khó phát hiện các tàu hàng từ xa nên thường hay bị tàu hàng tông chìm tàu, thúng câu gây chết người, mất tích.

- Do nhu cầu lao động lớn, làm việc lại rất nguy hiểm, nhiều người đi một vài chuyến rồi bỏ, nên nghề câu mực xà thu hút cả những lao động thiếu việc làm ở những vùng đồng bằng, miền núi, nhiều người không biết bơi hoặc mới tập bơi nên khi xảy ra tai nạn lật thúng, chìm tàu thường bị tử nạn.

3. Nhu cầu của người dân

Từ thực trạng của nghề câu mực xà hiện nay, để nghề này phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có khả năng đảm bảo an toàn tính mạng và phương tiện cho ngư dân khi vươn ra khai thác ở những ngư trường xa bờ hàng trăm hải lý, điều mà ngư dân mong muốn là :

- Tàu: Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư đóng tàu to có chiều dài từ 20m trở lên, sắm máy mới có công suất lớn từ 300 cv trở lên và máy rađa và các phương tiện hàng hải khác.

- Ngư cụ: Ngư cụ khai thác của ngư dân quá thô sơ, lao động rất nguy hiểm cần nghiên cứu cải tiến phương thức khai thác hiệu quả, an toàn hơn.

- Hệ thống giàn phơi: Cần cải tiến giàn phơi theo hướng gọn, nhẹ có thể xếp lại được khi có gió bão và đảm bảo khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hệ thống sấy: Nghiên cứu lắp đặt máy sấy trên tàu để sấy mực trong điều kiện thời tiết xấu để mực khỏi bị hư hỏng.

- Hệ thống bảo quản lạnh: Nghiên cứu lắp đặt hệ thống bảo quản lạnh để bảo quản sản phẩm khi trời mưa hay sương muối và có thể đưa mực xà tươi vào bờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết thủy sản 2007 của Sở TS Đà Nẵng, Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi

2. Điều tra thực tế tàu thuyền, ngư dân tại 3 tỉnh trọng điểm nghề câu mực xà là Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Nguyễn Đình Sơn - Phòng Kinh tế Núi Thành - Quảng Nam<br>Trần Cảnh Đình


Download