General Information

Author:
Issued date: 04/11/2008
Issued by:

Content


Giống cá nóc dẹt (còn gọi là cá nóc mõm nhọn) Canthigaster thuộc họ Tetraodontidae với đặc điểm thân hình bầu dục, cơ thể dẹt 2 bên, mõm nhọn, trên lưng có một đường gờ rõ ràng chạy từ gáy đến gốc vây lưng, và lỗ mũi không lộ rõ. Khi xem xét thành phần loài thuộc giống Canthigaster ở khu vực ấn Độ – Thái Bình Dương, Allen và Randall (1977) đã ghi nhận có 22 loài thuộc giống và đã mô tả 6 loài mới ở khu vực này. Sau đó, 4 loài mới được ghi nhận từ các vùng khác nhau của ấn Độ – Thái Bình Dương (Lub-bock và Allen, 1979; Matsuura, 1986, 1992; Randall & Cea-Egana, 1989). Khi xem xét lại các loài cá nóc ở khu vực Thái Bình Dương Moura và Castro (2002) đã phát hiện thêm được 6 loài, trong đó có 3 loài mới, nâng tổng số loài thuộc giống Canthigaster lên tới 32 loài.

Đa số các loài thuộc giống Canthigaster sống ở vùng nước nông quanh rạn san hô, rạn đá, hay các vùng biển nông có nền đáy cát, sỏi cuội hoặc ở các chân cầu tàu (Allen & Randall, 1977), tuy nhiên có 7 loài: C.epilampra (Jenkins, 1903), C.flavoreticulata Matsuura, 1986, C.inframacula Allen & Randall, 1977, C.investigatoris (Annandale & Jenkins, 1910), C.jamestyleri Moura & Castro, 2002, C.punctata Matsuura, 1992 và C.rivulata (Temminck & Schlegel, 1850) được tìm thấy ở độ sâu hơn 60m (Allen & Randall, 1977; Matsuura & Yoshino, 1994; Matsuura, 1986, 1992; Moura & Castro, 2002).

Trong quá trình nghiên cứu về cá nóc biển Việt Nam, chúng tôi đã thu được 3 mẫu vật của loài Canthigaster inframacula Allen & Randall, 1977. Đây là loài cá nóc hiếm gặp, được thu thập bằng lưới kéo đáy ở vùng nước khá sâu ở khu vực biển miền Trung và Đông Nam Việt Nam. Ban đầu loài này được Allen & Randall (1977) mô tả từ 3 mẫu vật thu thập được ở độ sâu từ 126 – 157m (69-86 sải) ở vùng biển quần đảo Hawaii, sau đó, mãi đến năm 1994, chỉ có thêm 1 mẫu vật nữa của loài được Matsuura và Yoshino ghi nhận ở quần đảo Ogasawara, Nhật Bản. Sau đây là phần mô tả và minh họa loài các nóc C.inframacula dựa trên các mẫu vật mới được thu thập ở biển Việt Nam. Số đếm và số đo dựa theo Tyler (1967) và Allen & Randall (1977). Các mẫu vật này đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hải sản (TETCINF x: mã số thu thập mẫu cá Nóc ở Viện Nghiên cứu Hải sản).

MẪU VẬT NGHIÊN CỨU

TETCINF 1: Chiều dài thân (SL)= 90,4mm; Địa điểm thu thập: Biển Đông, vùng khơi miền Nam Việt Nam, 11050,4’N, 109037,8’E, độ sâu 140m, do Nguyễn Hoài Nam thu thập ngày 12/8/2004.

TETCINF 2: SL = 68,5mm và TETCINF 3: SL = 61,5mm; Địa điểm thu thập: Biển Đông, vùng khơi Trung Bộ Việt Nam, 15030,5’N, 108058,3’E, độ sâu 70m, do Nguyễn Hoài Nam thu thập ngày 29/7/2004.

Hình 1. Canthigaster inframacula, TETCINF 2, 68,5mm SL, bắt gặp ngoài khơi biển miền Trung, Việt Nam

MÔ TẢ

Vây lưng: 10 tia, vây hậu môn: 10 tia, vây ngực: 16-17 tia. Các số đo theo tỷ lệ của SL (chiều dài thân): chiều cao thân (BD) 2,5 - 3,1, độ rộng thân: 4,0 - 4,5, chiều dài đầu: 2,4 - 2,5, chiều dài mõm: 4,1 - 4,3, từ mõm đến gốc vây lưng: 1,3, từ mõm đến gốc vây hậu môn: 1,2 – 1,3.

Các số đo theo tỷ lệ (chiều dài đầu) HL: đường kính mắt 3,2 – 5,2, độ rộng xương trong ổ mắt: 2,7 – 3,0, chiều dài sau ổ mắt: 3,6-4,1, chiều cao gốc vây đuôi: 2,9-3,4, chiều dài gốc vây đuôi: 1,6-2,4, chiều dài gốc vây lưng: 4,8-5,3, chiều dài gốc vây hậu môn: 5,5-5,9; chiều dài tia vây lưng dài nhất: 2,2-2,9, chiều dài tia vây hậu môn dài nhất: 2,8-3,1, chiều dài vây đuôi: 1,6-1,7.

Thân hình bầu dục, khá dẹt, được bao phủ các gai rất nhỏ trừ xung quanh gốc vây ngực và bên dưới gốc đuôi; Phần bụng cong lồi và lưng gồ cao. Mõm dài hình nón, miệng nhỏ, mỗi hàm có hai phiến răng lớn. Da nổi gấp nếp về phía sau kéo dài từ phần sau mắt đến gốc vây lưng. Mỗi bên mõm có một lỗ mũi đơn, được bao quanh bằng một viền cao. Khoảng trong ổ mắt hơi lõm. Gốc đuôi dẹt, thon dần về phía gốc vây đuôi. Vây lưng và vây hậu môn nhỏ và khá tròn. Vây ngực ngắn và rộng. Vây đuôi tròn. Không có vây bụng.

Màu nền của mẫu cá chết tươi: ở phần lưng thân có màu hơi nâu và trắng nhạt về phía bụng. Mỗi bên thân có một dải nâu sẫm ngang chạy từ mắt đến trên gốc vây đuôi và một chấm nâu sậm hình tròn, bằng với đường kính mắt, nằm ở phía dưới thân giữa gốc dưới vây ngực và gốc vây hậu môn. Từ mắt có các đường màu tím than toả ra ở phía trước, phía lưng và dưới mắt. Ngoài ra, ở trên lưng, còn có các đường tím than ngắn không đều. Vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi và vây ngực có màu vàng mờ nhạt. Trên vây đuôi có các chấm vàng sậm xếp thành các hàng ngang trên tia vây.

THẢO LUẬN

Canthigaster inframacula được phát hiện ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương chỉ ở quần đảo Hawaii và quần đảo Ogasawara, Nhật Bản (Allen & Randall, 1977; Matsuura & Yoshino, 1994). Các mẫu vật ở quần đảo Hawaii được tìm thấy ở độ sâu từ 126 – 157m và mẫu vật ở quần đảo Ogasawara ở độ sâu 130m. Các mẫu loài của Việt Nam được phát hiện ở độ sâu 60m và 140m, điều này đã góp phần khẳng định loài cá nóc mõm nhọn này là một loài sống ở vùng biển sâu.

Cả 3 mẫu của loài thu thập được ở Biển Đông – Việt Nam đều thống nhất với các mô tả ban đầu và mẫu thu thập ở quần đảo Ogasawara ở tất cả các đặc điểm ngoại trừ số tia vây ngực, đó là có một mẫu (TETCINF 1) có 16 tia chứ không phải 17 – 18. Canthigaster inframacula được phân biệt với các loài khác thuộc giống Canthigaster là có một chấm nâu sậm hình tròn nổi bật ở phía dưới thân.

Một ảnh tia X của 3 mẫu loài C. inframacula cho thấy có động vật 2 mảnh vỏ trong dạ dày (Hình 2), điều này cho thấy loài cá nóc này tìm kiếm thức ăn trên đáy vùng biển khá sâu.

Bảng 1. Số đếm và số đo (mm) các mẫu vật của loài Canthigaster inframacula thu thập được ở Biển Đông, Việt Nam

Chỉ tiêu

TETCINF 1

TETCINF 2

TETCINF 3

Tia vây lưng

10

10

10

Tia vây hậu môn

10

10

10

Tia vây ngực (trái)

16

17

17

Tia vây ngực (phải)

16

17

17

Chiều dài thân tiêu chuẩn (SL)

90,4

68,5

65,1

Chiều dài toàn thân (TL)

104,7

85,4

84,1

Chiều cao thân tại gốc vây hậu môn

35,7

22,4

26,3

Chiều cao thân tại gốc vây ngực

20,3

17,0

16,2

Chiều dài đầu (HL)

36,6

28,9

28,1

Chiều dài mõm

22,2

16,1

17,9

Chiều dài  từ mõm đến gốc vây lưng

70,4

54,5

52,3

Chiều dài  từ mõm đến gốc vây hậu môn

69,4

54,9

48,8

Chiều dài phần đầu sau mắt

10,3

7,0

6,3

Đường kính mắt

7,0

9,1

8,1

Độ rộng trong ổ mắt

14,6

11,6

9,8

Độ rộng xương trong ổ mắt

13,4

9,7

9,2

Chiều dài  tia vây lưng dài nhất

16,6

9,9

12,1

Chiều dài  tia vây hậu môn dài nhất

12,6

10,1

12,4

Chiều dài  tia vậy ngực dài nhất

12,0

10,5

10,9

Chiều dài vây đuôi

22,8

17,2

19,2

Chiêu cao cuống đuôi

12,7

8,6

8,8

Chiều dài cuống đuôi

22,6

12,1

14,5

Chiều dài gốc vây lưng

7,6

5,5

4,6

Chiều dài gốc vây hậu môn

6,7

4,9

6,7

Độ dài mang mở

5,7

3,4

4,6

 

 


Hình 2. ảnh tia X của Canthigaster inframacula, TETCINF 1, 90,4mm SL (ảnh trên); ảnh tia X phóng to dạ dày của loài này cho thấy có động vật 2 mảnh vỏ (ảnh dưới). Thước trong ảnh phóng to chỉ 5mm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Allen, G.R. & J.E. Randall, 1977. Review of the sharpnose pufferfishes (subfamily Canthigasterinae) of the Indo-Pacific. Records of the Australian Museum, 30: 375-517. 2. Lubbock, R. & G.R. Allen, 1979. Cathigaster leoparda, a new sharpnose pufferfish (Teleostei: Tetraodontidae) of the Indo-Pacific. Revue Francaise d’Aquariologie Herpetologie, 6: 87-90.

3. Matsuura, K. 1986. A new sharpnose pufferfish, Canthigaster flavoreticulata (Teleostei: Tetraodontidae), collected from the South Pacific. Japanese Journal of Ichthyology, 33: 223-224.

4. Matsuura, K. 1992. A new sharpnose pufferfish, Canthigaster punctata (Teleostei: Tetraodontidae), from the Mascaren Submarine Ridge, Western Indian Ocean. Bulletin of the National Science Meseum, Tokyo, Series A, 8: 127-130.

5. Matsuura, K. & T. Yoshino, 1994. Records of three tetraodontoid fishes from Japan. Japanese Journal of Ichthyology, 31: 331-334.

6. Moura, R.L & M.C. Castro, 2002. Revision of Atlantic sharpnose pufferfishes (Tetraodontiformes: Tetraodontidae: Canthigaster), with description of three new species. Proceedings of the Biological Society of Washington, 115: 32-50.

7. Randall, J.E. & A. Cea-Egana, 1989. Canthigaster cyanetron, a new toby (Teleostei: Tetraodontidae) from Easter Island. Revue Francaise d’Aquariologie Herpetologie, 15: 93-96.

8. Tyler, J.C., 1967. A diagnosis of the two transversely barred Indo-Pacific pufferfishes of the genus Canthigaster (valentine and coronatus). Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadephia, 119: 53-73.

Keiichi Matsuura
Nguyễn Hoài Nam
Trần Định
Nguyễn Thị Tỉnh


Download