General Information

Author:
Issued date: 10/11/2006
Issued by:

Content


1.   Mở đầu

Nghề khai thác cá nổi nhỏ ở vùng biển nước ta đã tồn tại từ rất lâu, trước khi nghề khai thác cá đáy và cá nổi đại dương phát triển. Cá nổi nhỏ, đặc biệt là những loài thuộc giống cá nục, cá trích, cá bạc má phân bố rộng khắp vùng biển ven bờ nước ta, chúng là đối tượng khai thác chính của nghề lưới vây.

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các loại hình khai thác thuỷ hải sản phát triển rất nhanh và đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người. Chính sự phát triển nhanh và không bền vững đó đã tạo áp lực rất lớn, tác động trực tiếp đến nguồn lợi hải sản, đặc biệt là vùng nước ven bờ. Đánh giá áp lực khai thác lên các quần đàn hải sản là việc làm cần thiết, làm cơ sở cho việc quản lý nghề cá bền vững.

Về mặt sinh học nguồn lợi, các chỉ số: tỉ lệ sản lượng của loàI, kích thước khai thác trung bình, tần suất chiều dài của cá khai thác, hệ số tử vong và hệ số khai thác sẽ phản ánh quần thể cá đang bị khai thác ở mức độ nào, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. BàI viết này sẽ đề cập đến một số chỉ số nói trên đối với loàI cá nục thuôn khai thác bằng nghề lưới vây ở tỉnh Quảng Nam.

2.   Tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Tài liệu sử dụng trong bài viết là kết quả của chương trình hợp tác “Thu thập thông tin cơ bản về một số loàI cá nổi nhỏ ở biển Đông giữa Viện Nghiên cứu HảI sản và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam á (SEAFDEC, Malaysia) từ năm 2003 đến 2005.

Phương pháp thu mẫu tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình thu mẫu của SEAFDEC áp dụng cho nghề cá thương phẩm (Manso M.I. và ctv, 2002).

2.1.      Phương pháp thu mẫu

Sản lượng khai thác của các đội tàu được thu thập hàng tháng tại các bến cá dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp ngư dân khi tàu cập bến. Toàn bộ sản lượng được thống kê theo từng nhóm thương phẩm riêng biệt. NgoàI ra, các thông tin về thời gian khai thác, chuyến biển, số mẻ lưới và các thông tin về ngư cụ cũng được ghi chép cụ thể.

Mẫu phân tích sinh học của loàI được thu thập từ các nhóm thương phẩm trong sản lượng khai thác để phục vụ các nghiên cứu sâu hơn.

2.2.      Phân tích số liệu

Năng suất khai thác trung bình của các đội tàu và số ngày hoạt động trung bình trong tháng được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả, sử dụng công thức: (Jim Fowler và ctv, 1998) cho ước tính các giá trị trung bình.

Các hệ số: chiều dàI vô cực (L∞), chiều dàI khai thác trung bình, hệ số chết do khai thác (F), hệ số chết tự nhiên (M) và hệ số khai thác (E) được phân tích dựa trên tần suất chiều dàI của cá bị khai thác, sử dụng phương pháp ELEFEN I (Per Sparre, 1992) kết hợp với mô hình “Length Converted Catch Curve” trên phần mềm FISAT.

3.       Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.      Năng suất khai thác

Năng suất khai thác trung bình theo các tháng của các đội tàu được trình bày ở bảng 1. Có 4 đội tàu lưới vây đã thu mẫu từ năm 2003 đến 2005 là: 20-50CV, 50-90CV, 90-150CV và 150-400CV, các tàu lưới vây loại nhỏ (< 20CV) không thu được mẫu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất khai thác của các đội tàu vây biến động khá mạnh theo từng thời điểm khai thác (từ 100 đến trên 1000kg/ngày), tuy nhiên chênh lệch năng suất khai thác giữa các đội tàu theo các nhóm công suất không lớn. Năng suất khai thác ở gió mùa tây nam thường cao hơn so với ở mùa gió đông bắc, trung bình khoảng 100-300kg/ngày ở các tháng 1-3; trên 500-1000kg/ngày ở các tháng 4-9, các tháng còn lại năng suất khai thác chủ yếu dao động trong khoảng 300-400kg/ngày. 

Năm

Nhóm công suất (CV)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

2003

20-50

103,9

239,6

204,5

337,6

386,8

405,8

537,0

758,9

 

 

324,2

250,8

50-90

167,7

260,8

280,5

431,6

537,7

566,7

704,4

995,0

 

 

397,7

281,1

90-150

228,6

291,9

277,1

429,7

538,5

584,0

781,1

1099,2

1152,0

 

522,0

 

150-400

 

301,4

258,2

466,7

528,3

730,0

990,0

 

 

 

 

 

 

2004

20-50

245,5

245,4

324,1

391,2

363,5

352,0

459,6

399,4

381,5

297,7

381,1

378,7

50-90

366,7

312,6

412,7

505,4

434,6

417,4

526,4

573,7

485,1

376,0

408,8

394,8

90-150

 

305,4

497,1

566,4

480,0

480,5

565,5

654,6

522,0

353,0

421,0

466,8

150-400

 

303,3

536,0

 

445,7

498,0

 

700,0

 

 

 

 

 

2005

20-50

307,1

253,6

240,8

344,7

368,2

401,2

 

393,1

421,1

200,6

148,8

 

50-90

367,3

345,5

390,1

370,4

388,4

506,5

 

425,5

517,1

260,6

258,4

132,5

90-150

388,0

441,3

572,3

501,7

472,0

534,3

 

495,4

681,3

323,6

318,3

299,4

Bảng1. Biến động năng suất (kg/ngày) khai thác cá nục thuôn của các đội tàu lưới vây tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2003-2005

Là đối tượng khai thác chính của nghề lưới vây, sản lượng khai thác của cá nục thuôn chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số sản lượng chuyến biển. Tính trung bình cho năm 2003, sản lượng cá nục thuôn chiếm khoảng 24,7-37,2% tổng sản lượng khai thác, tuỳ theo từng đội tàu mà tỉ lệ cá nục thuôn biến động khác nhau. Năm 2004, tỉ lệ sản lượng khai thác cá nục thuôn có xu hướng tăng lên, chiếm khoảng 28,8-48,5% tổng sản lượng chuyến biển. Tuy nhiên đến năm 2005, tỉ lệ sản lượng của loài này trong tổng sản lượng khai thác đã giảm xuống, chỉ còn 19-26% ở các đội tàu 20-50CV và 50-90CV.

Trong khi năng suất khai thác của nghề lưới vây chưa thể hiện rõ xu hướng tăng hay giảm, tỉ lệ sản lượng cá nục có xu hướng giảm ở năm 2005 so với các thời điểm trước đó, chứng tỏ áp lực khai thác của các đội tàu lưới vây có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong năm 2005.

1.1.      áp lực khai thác

Theo thống kê của Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản, tính đến cuối năm 2004, tỉnh Quảng Nam có 6252 tàu cá đã đăng ký, trong đó nghề lưới vây có 303 chiếc, chiếm 4,9% tổng số tàu thuyền tham gia khai thác hải sản. Phần lớn các tàu có kích thước nhỏ, nhóm công suất máy từ 20-50CV có 220 chiếc, chiếm 72,6% tổng số tàu làm nghề lưới vây.

Thời gian hoạt động khai thác

Thông tin về số ngày hoạt động trung bình của các đội tàu được thu thập cùng với số liệu sản lượng khai thác của các đội tàu. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy mức độ bao phủ của số liệu theo thời gian tương đối thấp, đặc biệt là năm 2003, 2004 và 2005 tham số này đã được thu thập tốt hơn.

Thời gian khai thác trong tháng của các đội tàu lưới vây dao động từ 6-21 ngày, tuỳ theo từng thời điểm. ở mùa gió tây nam, đặc biệt là các tháng 5, 6, 7 và 8, thời gian hoạt động khai thác của các đội tàu rất dài, trung bình khoảng 16-21 ngày/tháng, ngược lại ở mùa gió đông bắc, số ngày hoạt động trung bình/ tháng ít hơn, bảng 2. 

Năm

Nhóm công suất (CV)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

2003

20-50

11,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11,4

3,0

50-90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11,8

3,0

90-150

 

 

 

 

 

17,0

 

 

 

 

 

 

 

 

2004

20-50

6,3

7,9

14,0

17,0

18,5

16,8

19,0

17,3

16,6

15,9

9,0

10,8

50-90

5,8

8,7

13,9

19,7

19,8

17,7

21,0

18,7

18,0

18,9

9,8

10,0

90-150

 

9,4

14,7

21,3

20,6

18,2

21,8

20,0

18,7

20,5

7,5

9,3

150-400

 

10,0

 

 

20,4

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

20-50

11,6

11,4

14,1

2,9

22,0

 

 

17,1

10,9

9,5

 

 

50-90

13,3

9,8

14,5

2,6

22,3

 

 

17,5

10,4

8,4

10,0

 

90-150

16,3

8,5

11,8

2,2

21,9

 

 

18,3

9,4

9,0

7,3

 

Bảng 2. Thời gian khai thác trung bình trong tháng của các đội tàu lưới vây tỉnh Quảng Nam

Kích thước cá đánh bắt và các hệ số khai thác

Kích thước cá nục thuôn biến động mạnh tuỳ theo từng thời điểm khai thác. Chiều dài trung bình dao động trong khoảng 140-287mm, tuy nhiên nhóm 180-220mm chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác ở hầu hết các tháng trong năm. Cá có kích thước nhỏ thường ở tháng 2 và tháng 4, có thể các đối tượng này là nhóm cá bổ sung từ mùa sinh sản trước đó. Tính chung cho toàn năm, kích thước khai thác trung bình của cá nục thuôn khoảng 210mm trong năm 2003, 200mm trong năm 2004 và 217mm ở năm 2005.

Theo Chu Tiến Vĩnh (2005) thì cá nục thuôn ở vùng biển Quảng Nam lần đầu tham gia sinh sản có chiều dài khoảng 220-230mm. Như vậy, hầu hết cá nục thuôn bị khai thác chưa tham gia vào đàn sinh sản.

Tần suất chiều dài của cá nục thuôn theo từng tháng được mô tả ở hình 1, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển chiều dài cá thể theo các tháng khác nhau cũng như thời điểm giả thuyết cá được sinh ra và các thế hệ cá bị bắt trong sản lượng khai thác. Chẳng hạn, cá nục thuôn bị khai thác ở tháng 9 và 10 năm 2005, gồm nhiều nhóm chiều dài khác nhau, nhóm có kích thước nhỏ có thể được sinh ra  ở cuối năm 2004 hoặc đầu năm 2005, nhóm có kích thước 270-300mm được sinh ra vào khoảng tháng 1 và 2 của năm 2004, nhóm có kích thước lớn nhất sinh ra vào tháng 1, 2 năm 2003 và có thể trước nữa.

Hình 1. Tần suất chiều dài cá nục thuôn (Decapterus macrosoma) khai thác bằng nghề lưới vây ở vùng biển tỉnh Quảng Nam từ năm 2003-2005

Chiều dài vô cùng (L∞) của cá nục thuôn ở vùng biển Quảng Nam ước tính khoảng 340mm, k=2,5/năm, như vậy để đạt tới chiều dài vô cực sẽ phải mất khoảng 3 năm. Trong suốt thời gian từ tháng 4/2005 trở về trước, hầu hết cá khai thác có kích thước nhỏ, chủ yếu thuộc nhóm 120-200mm, các nhóm cá có kích thước lớn rất ít gặp. Trong năm 2005, chiều dài khai thác lớn hơn và gặp nhiều cá có kích thước lớn, nhóm 300mm trở lên chiếm tỉ lệ khá cao trong sản lượng khai thác.

Hình 2. Đường cong chiều dài cá nục thuôn trong sản lượng khai thác

Kết quả phân tích tần suất chiều dài khai thác của cá nục thuôn cho thấy, hệ só chết rất cao (Z=6,19) và chủ yếu chết do khai thác (F=4,53), tỉ lệ cá chết tự nhiên thấp (M=1,66). Như vậy, áp lực khai thác của nghề lưới vây đã tác động lên quần đàn cá nục ở một mức độ nhất định. Hệ số khai thác của nghề lưới vây đối với loài cá nục (E=0,73) cao hơn giới hạn cho phép (0,4-0,6) do đó có thể kết luận quần thể cá nục thuôn ở biển Quảng Nam đã bị khai thác quá mức. Cá có kích thước nhỏ bị khai thác nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả này.

4. Một số nhận xét

-           Sản lượng cá nục thuôn chiếm tỉ lệ khác cao trong tổng sản lượng khai thác của nghề lưới vây, tuy nhiên, trong những năm gần đây tỉ lệ sản lượng của loài có xu hướng giảm.

-           Mùa khai thác rộ của cá nục thuôn thường bắt đầu từ tháng 5, cao điểm vào tháng 6,7 và bắt đầu giảm vào tháng 8. ở các tháng này, thời gian hoạt động khai thác của các đội tàu lưới vây cũng tăng lên so với các tháng còn lại.

-           Kích thước trung bình của cá khai thác nhỏ hơn kích thước lần đầu tham gia sinh sản, do vậy áp lực khai thác lên quần đàn lớn, lượng cá bổ sung vào quần đàn giảm đi.

-           Hệ số khai thác của nghề lưới vây (E=0,73) đã vượt quá ngưỡng cho phép (0,4-0,6), như vậy quần thể cá nục thuôn ở vùng biển Quảng Nam đã bị khai thác quá mức.

Tài liệu tham khảo

1.       Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, 2005. Báo cáo thống kê số lượng tàu thuyền năm 2004.

2.       Chu Tien Vinh, Vu Viet Ha, 2005. Information collection for sustainable pelagic fisheries in the South China Sea in Vietnam – Japanese trust fund II project. Country progress report. Research Institute for Marine Fisheries, Haiphong.

3.       Jim Fowler, Lou Cohen and Phil Jarvis, 1998. Practical statistics for field biology, Second Edition. Copyright 1998 by John Wiley& Son Ltd, Baffín Lane, Chichester, West Sussex PO19 1UD, England.

4.       Mansor M.I, Richard R., Syed A.S.A.K., Satoshi I., Somboon S., 2002. Standard operating proceduces for pilot data collection and analysis. Southeast Asian fisheries development center (SEAFDEC).

5.       Per Sparre and Siebren C. Venema, 1992. Introduction to tropial fish stock assessment, part I-manual. FAO fisheries technical paper 306/1 Rev 1.

Vũ Việt Hà.


Download