General Information

Author:
Issued date: 04/11/2008
Issued by:

Content


3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Thành phần loài

Bảng 1. Số lượng họ, loài bắt gặp ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam bắt gặp bằng các ngư cụ khác nhau trong các chuyến thử nghiệm ngư cụ, 2006 – 2007

Ngư cụ

Họ, loài

Chuyến điều tra

Tổng số

05/2006

07/2006

04/2007

Câu vàng đáy

Họ

13

22

22

33

 

Loài

22

35

37

71

Lồng ghẹ hình trụ

Họ

13

14

13

26

 

Loài

19

20

17

41

Lồng ghẹ HHCN

Họ

6

 

9

11

 

Loài

8

 

13

20

Lồng cá chình

Họ

2

1

4

5

 

Loài

2

1

6

7

3.2. Thành phần sản lượng

Hình 6. Thành phần sản lượng trung bình chung và theo chuyên điều tra của câu vàng đáy ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam qua các chuyến thử nghiệm ngư cụ thực hiện trong năm 2006, 2007.

Hình 7. Thành phần sản lượng trung bình chung và theo chuyên điều tra của lồng cua ghẹ hình trụ ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam qua các chuyến thử nghiệm ngư cụ thực hiện trong năm 2006, 2007.

Hình 8. Thành phần sản lượng theo chuyên điều tra của lồng lồng cua ghẹ hình hộp chữ nhật ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam qua các chuyến thử nghiệm ngư cụ thực hiện trong năm 2006, 2007.

Hình 9. Thành phần sản lượng theo chuyến điều tra của lồng cá chình ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam qua các chuyến thử nghiệm ngư cụ thực hiện trong năm 2006, 2007.

3.3. Năng suất khai thác

Năng suất khai thác (CPUE) trung bình chuyến của câu vàng đáy khá ổn định, dao động trong khoảng 2,0 đến 3,3 kg/100lưỡi/5giờ. Cụ thể, năng suất đánh bắt của 3 chuyến điều tra lần lượt như sau: 2,3; 2,0 và 3,3 kg/100lưỡi/5giờ. Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về năng suất đánh bắt giữa các chuyến với độ tin cậy 95%.

Lồng cua ghẹ hình trụ cho năng suất dao động từ 0,9 đến 2,6 kg/100lồng/10giờ. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, năng suất chuyến thứ nhất cao hơn chuyến thứ hai với độ tin cậy 95%, P= 0,027. Giữa chuyến thứ nhất và chuyến thứ ba, chuyến thứ hai và ba không có sự sai khác có ý nghĩa. Đa số, lồng có năng suất đạt dưới 3,0 kg/100lồng/10giờ.

Lồng cua ghẹ hình hộp chữ nhật thử nghiệm ở vùng dốc thềm chỉ đạt năng suẩt đánh bắt khoảng 1,5 kg/100lồng/10giờ. Chuyến cao nhất cho năng suất đánh bắt trung bình là 1,6 kg/100lồng/10 giờ. Trong khi chuyến thử nghiệm thấp nhất đạt 1,4 kg/100lồng/10giờ. Đồng thời, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ số này giữa các chuyến điều tra, mức tin cậy 95%.

4. Thảo luận

Thành phần loài (nhóm loài đánh bắt được) của câu vàng đáy chủ yếu là những loài cá kinh tế có giá trị cao, thuộc họ cá hồng, cá song, cá tráp biển sâu, cá Mối…và đặc biệt là nhóm cá chình, nói chung, khá đa dạng, phong phú. Đồng thời, câu vàng đáy còn đánh bắt được một số loài hải sản đặc hữu sống ở tầng đáy và gần đáy vùng dốc thềm có giá trị kinh tế cao như loài cá Trác biển sâu (Cookeoulus japonicus, Priacanthus boops), cá tráp biển sâu (Pargus major)…. Đây là những loài có giá trị kinh tế khá cao ở các nước có nghề cá biển sâu phát triển như Nhật Bản. Lồng bẫy cua ghẹ cũng khai thác được khá nhiều đối tượng khác nhau, chủ yếu là cua ghẹ (lồng bẫy hình trụ); cua ghẹ và cá (lồng bẫy cua ghẹ hình hộp chữ nhật). Lồng cá chình thể hiện tính chọn lọc cao, trên 90% sản lượng là nhóm cá chình thuộc họ Muraenidae.

Có thể nói, đây là chương trình điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản ở vùng dốc thềm lục địa duy nhất từ trước đến nay, do vậy, nguồn số liệu này hết sức có giá trị về ý nghĩa khoa học nhằm định hướng cho những nghiên cứu tiếp về các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, do tính lựa chọn ngư cụ nhất định cũng như một số khó khăn về độ sâu, địa hình nền đáy, dòng chảy mạnh…ở vùng dốc thềm lục địa, để có bức tranh chính xác về nhóm cá phân bố ở vùng nước này đòi hỏi chúng ta phải có nhiều thời gian cũng như kinh phí và nhân lực.

Năng suất khai thác của ngư cụ thử nghiệm đều thể hiện sự biến động tương đối cao. Điều này có thể do sự sai khác về đặc điểm nền đáy của mỗi tiểu vùng dốc thềm và đặc biệt là sự sai khác về một số yếu tố hải hương dọc như dòng chảy, chất đáy…Do vậy, việc điều tra, thử nghiệm ngư cụ nên được tiến hành trên diện rộng và cùng thời điểm hay phải phân thành các tiểu vùng và tăng số tàu tham gia nghiên cứu ở mỗi chuyến. Bên cạnh đó, tính lựa chọn của các ngư cụ khai thác thử nghiệm về màu sắc, hình dạng và đặc biệt là mồi sử dụng cần được tiến hành nghiên cứu nhằm ước tính được hệ số khai thác cho những nhóm loài hải sản quan trọng cũng như phục vụ công việc thu thập số liệu về thành phần loài.

Tài liệu tham khảo chính

1. Chu Tiến Vĩnh, Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông, Nguyễn Thị Diệu Thúy 2006. Những thách thức về tính bền vững của nguồn lợi hải sản Việt Nam, Hội Nghị: Phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam: các vấn đề và cách tiếp cận, SIDA, IUCN, Hải Phòng.

2. Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông và ctv. 2005. Tổng quan nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển Vịnh Bắc Bộ; Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Báo cáo tổng kết Dự án ALMRV, Bộ Thủy Sản, Hà Nội.

3. Nguyễn Bá Thông, Nguyễn Tiến Hưng, 2005. Nghề lưới giã đơn khu vực Đông Nam bộ Việt Nam, đội tàu 190 – 300 CV; >300CV. Báo cáo Dự án ALMRV, Hà Nội.

4. Nguyễn Long, 2001. Hiện trạng công nghệ khai thác hải sản ở Vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển, Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

5. Nguyễn Long, 2001. Hiện trạng công nghệ khai thác hải sản xa bờ ở Việt Nam.Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển, Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Đỗ Văn Khương
Nguyễn Bá Thông
Viện Nghiên cứu Hải sản


Download