General Information

Author:
Issued date: 04/11/2008
Issued by:

Content


1. Mở đầu

Đứng trước thực trạng nguồn lợi hải sản vùng nước ven bờ đang bị suy giảm mạnh (Phạm Thược 2001; Đặng Văn Thi và Nguyễn Bá Thông 2005), trong khi đó, phần lớn số tàu đánh bắt hải sản của nước ta lại hoạt động ở vùng nước ven bờ, ví dụ, có đến 95% số tàu ở Vịnh Bắc Bộ đánh bắt ở ngư trường có độ sâu dưới 50m (Nguyễn Long 2001). Đồng hành với sự gia tăng tổng sản lượng khai thác hàng năm, số lượng tàu thuyền của cả nước đã được tăng đáng kể, từ khoảng 40.000 chiếc (1990), lên khoảng 70.000 chiếc (2000) và 90.880 chiếc (2005). Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế một số đội tàu đã bị suy giảm (Nguyễn Bá Thông và Nguyễn Tiến Hưng 2005). Nguồn lợi hải sản nói chung đã bị giảm về chất lượng, điều này được phản ánh bởi sự thay thế của nhóm đối tượng có giá trị kinh tế bằng nhóm cá phân hay cá tạp (Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông và ctv. 2005), chỉ số đa dạng sinh học (H’) cũng bị suy giảm đáng chú ý trong những năm gần đây (Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Bá Thông và ctv. 2007).

Tuy nhiên, tiềm năng khai thác nguồn lợi hải sản ở vùng nước xa bờ và đặc biệt là vùng biển sâu, tầng đáy và gần đáy vùng dốc thềm lục địa lại chưa được đánh giá đúng mức. Nguồn lợi hải sản vùng dốc thềm lục địa hầu như còn bị bỏ ngỏ, chưa có công trình nào chuyên thực hiện nhiệm vụ điều tra đánh giá nguồn lợi tầng đáy và gần đáy ở dốc thềm lục địa. Cho đến năm 2005, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”, được Bộ Thủy sản phê duyệt.

2. Tài liệu và phương pháp

2.1. Phạm vi nghiên cứu

Tổng số 03 chuyến thử nghiệm ngư cụ khai thác nguồn lợi hải sản phân bố ở vùng dốc thềm lục địa Việt Nam đã được thực hiện trong giai đoạn 2005 – 2007. Chuyến thử nghiệm ngư cụ thứ nhất và hai được tiến hành vào tháng 5 và tháng 7 năm 2006. Chuyến thứ ba được thực hiện trong tháng 4 năm 2007 (Hình 1).

Hình 1. Khu vực thực hiện các chuyến thử nghiệm ngư cụ khai thác nguồn lợi hải sản vùng dốc thềm lục địa Việt Nam, chuyến tháng 5 năm 2006 (A),chuyến 07/2006 (B) và chuyến 04/2007 (C)

2.2. Tàu và ngư cụ

Tàu đánh cá thương phẩm xa bờ KH4869TS (dài 16,7m, rộng 4,8m, công suất 370CV) và BV7119TS (dài 18,8m, rộng 6,6m, công suất 350CV) được sử dụng thực hiện 03 chuyến nghiên cứu thử nghiệm ngư cụ.

Hình 2. Thông số kỹ thuật và mô hình câu vàng đáy sử dụng trong các chuyến thử nghiệm ngư cụ khai thác nguồn lợi hải sản vùng dốc thềm lục địa Việt Nam, giai đoạn 2005 – 2007.

Hình 3. Thông số kỹ thuật cơ bản của lồng ghẹ hình hộp chữ nhật sử dụng trong các chuyến thử nghiệm ngư cụ khai thác nguồn lợi hải sản vùng dốc thềm lục địa Việt Nam, 2005 – 2007.

Hình 4. Thông số kỹ thuật cơ bản của lồng cá chình sử dụng trong các chuyến thử nghiệm ngư cụ khai thác nguồn lợi hải sản vùng dốc thềm lục địa Việt Nam, 2006 – 2007.

Hình 5. Thông số kỹ thuật cơ bản của lồng ghẹ hình trụ sử dụng trong các chuyến thử nghiệm ngư cụ khai thác nguồn lợi hải sản vùng dốc thềm lục địa Việt Nam, 2005 – 2007.

Mồi câu, lồng bẫy được sử dụng là cá nục (Decapterus spp.), cá chuồn (Exocoetidae), và cá được tận dụng tư sản phẩm khai thác được. Mồi được bảo quản bằng muối đá trên tàu.

2.3. Thu thập số liệu

Thu mẫu nguồn lợi

Câu vàng thường được thả vào buổi sáng sớm (4 - 5 giờ) và chiều hôm (16 - 17 giờ). Thời gian ngâm trung bình của một mẻ câu khoảng 5 giờ. Lồng bẫy thường được thả cả thời gian ngày và đêm, mỗi mẻ ngâm ban đêm khoảng 10 - 12 giờ. Các loại lồng bẫy được bố trí xen kẽ ngẫu nhiên trên cùng một vàng dây chính. Sản lượng của mỗi mẻ câu, lồng bẫy được phân loại theo nhóm loài, số lượng và khối lượng tương ứng của mỗi loài, nhóm loài được ghi lại trong các biểu điều tra ngư trường. Với những loài cá, hải sản có giá trị kinh tế được đo chiều dài hàng loạt.

2.4. Năng suất khai thác

Năng suất khai thác (CPUE) đối với lồng bẫy được chuẩn hóa và tính bằng đơn vị kg/100lồng/10giờ ngâm. Đối với câu vàng đáy, năng suất khai thác được tính bằng sản lượng đánh bắt (kg) của 100 lưỡi câu trong thời gian ngâm là 5 giờ. Thống kê mô tả thông thường được dùng ước tính năng suất khai thác trung bình. Thành phần sản lượng (%) của các nhóm loài hải sản…

Đỗ Văn Khương
Nguyễn Bá Thông
Viện Nghiên cứu Hải sản


Download