General Information

Author:
Issued date: 08/08/2008
Issued by:

Content


1. Mở đầu

Cá nóc được biết đến là sinh vật chứa độc tố thần kinh cực độc, gây ngộc độc cấp tính cho người và gia súc. Tuy nhiên, độc tố cá nóc (chủ yếu là TTX) hiện đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu ứng dụng trong y dược để chữa một số bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch, chữa cai nghiện,…Theo công bố gần đây của Viện Nghiên cứu Hải sản, đã điều tra, bắt gặp được 49 loài cá nóc thuộc vùng biển Việt nam, trong số đó có khá nhiều loài có độc tính mạnh. Mặc dù Chính phủ đã có lệnh cấm sử dụng cá nóc dưới mọi hình thức, nhưng nhiều vụ ngộ độc do ăn cá nóc vẫn xẩy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Do vậy, việc nghiên cứu về độc tính cá nóc, thành phần và hàm lượng các độc tố trong cá nóc rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu số vụ ngộ độc, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá nóc độc cho mục đích y học và nghiên cứu khoa học của nước nhà.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 5 loài cá nóc (cá nóc vằn Takifugu oblongus, cá nóc chuột chấm đen Arothron stellatus, cá nóc chuột vằn bụng Arothron hispidus, cá nóc chấm cam vằn mắt Torquigener brevipinnis, cá nóc đầu thỏ chấm tròn Lagocephalus sceleratus) được thu thập trong các chuyến điều tra trên biển và tại các bến cá, cảng cá các tỉnh ven biển Việt Nam năm 2005 – 2006.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Tách chiết độc tố bằng các phương pháp hóa sinh. Sử dụng dung môi là axit axetic 0,1% để tách độc tố, ly tâm lạnh 10000v/phút/10 phút để thu dịch trong.

- Xác định độc tính cá nóc bằng phương pháp thử sinh học trên chuột (MBA, Mouse Bioassay).

- Xác định thành phần và hàm lượng các độc tố bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Phương pháp này được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của PGS. TS. Shigeru SATO (Trường Khoa học Nghề Cá, Đại học Kitasato, Nhật Bản).

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Xác định độc tính theo phương pháp MBA

Kết quả phân tích độc tính các bộ phận (thịt, da, gan, ruột, mật, trứng, tinh sào) của 5 loài cá nóc theo phương pháp MBA, được biểu thị trên hình 1 cho thấy: các loài cá nóc nghiên cứu có độc tính rất khác nhau. Sự biến động độc tính khác nhau không chỉ giữa các loài, mà giữa các bộ phận trong một loài cũng thể hiện sự khác nhau rõ rệt. Các bộ phận trứng và gan được ghi nhận có độc tính cao nhất. ở các loài cá nóc T. oblongus, A. hispidus và A. stellatus, độc tố tập trung ở trứng, đạt tới 3131,52 MU/g (A. hispidus). Còn ở 2 loài T. brevipinnis và L. sceleratus, độc tố tập trung ở gan, mức độc đạt tới 2255,61 MU/g (T. brevipinnis). Thịt và da thường có độc tính thấp hơn nhiều. Độc tính ở thịt dao động từ mức âm tính (ND) đến 199,97 MU/g, ở da từ ND đến 201,96 MU/g.

Hình 1. Độc tính trong các bộ phận của 5 loài cá nóc

Có thể biểu thị mức độc tính cao nhất ghi nhận được theo kết quả phân tích bằng MBA của từng bộ phận của mỗi loài trong bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Mức độc tính cao nhất của các bộ phận các loài cá nóc

3.2. Xác định thành phần và hàm lượng các độc tố trên hệ thống HPLC

Chúng tôi đã tiến hành phân tích 40 mẫu trên hệ thống HPLC với đầu dò huỳnh quang tại Nhật Bản, kết quả được tổng hợp ở bảng 2 cho thấy trong dịch chiết là một hỗn hợp các thành phần độc tố có tỷ lệ khác nhau.

Bảng 2. Tỷ lệ % các thành phần độc tố trong 5 loài cá nóc ở biển Việt Nam

Loài/giới tính

Tỷ lệ % các thành phần độc tố

Độc tố TTXs

Độc tố PSPs

TTX

4epTTX

anhTTX

GTX6

GTX5

neoSTX

dcSTX

STX

A. stellatus (Đực)

0,00

2,96

94,55

0,00

0,00

0,00

0,00

2,49

A. stellatus (Cái)

20,97

6,50

70,57

0,00

0,00

0,26

0,00

1,69

T. oblongus (Đực)

36,68

9,85

53,40

0,00

0,00

0,05

0,01

0,03

T. oblongus (Cái)

44,30

6,70

48,72

0,00

0,00

0,16

0,01

0,11

L. sceleratus (Đực)

60,08

6,18

29,61

0,00

0,00

2,25

0,06

1,82

A. hispidus (Đực)

27,40

7,79

64,49

0,00

0,00

0,02

0,05

0,24

T. brevipinnis (Đực)

58,20

3,93

29,43

3,79

4,42

0,15

0,00

0,08

Tỷ lệ trung bình

35,38

6,27

55,82

0,54

0,63

0,41

0,02

0,92

+ Nhóm TTXs: chiếm tỷ lệ tổng cộng là 97,47%, gồm TTX (35,38%) và các dẫn xuất của nó là 4-epi TTX (6,27%), 4,9-anhydro TTX (55,82%).

+ Nhóm độc tố PSPs: chiếm tỷ lệ tổng cộng là 2,53%, gồm STX (0,92%) và các dẫn xuất của nó là neo-STX (4,41%), dc-STX (0,02%), GTX6 (0,54%), GTX5 (0,63%).

GTX6 và GTX5 chỉ phát hiện có trong các mẫu của loài T. brevipinnis. Các thành phần độc tố khác cũng có mặt với tỷ lệ khác nhau ở từng loài, từng bộ phận.

Nguyễn Hữu Hoàng
Phòng NCCN Sau Thu Hoạch - Viện Nghiên cứu Hải sản


Download