General Information

Author:
Issued date: 30/07/2008
Issued by:

Content


Đánh giá một số mẫu lưới kéo đôi dùng cho cỡ tàu trên 90 cv ở Việt Nam (Phần 1)

3.2. Phân tích và đánh giá các mẫu lưới kéo đôi cho đội tàu có công suất > 90cv/chiếc hiện đang khai thác hải sản ở một số vùng biển.

Tàu thuyền sử dụng để khai thác hải sản bằng nghề lưới kéo đôi ở nước ta hiện nay rất đa dạng, từ thuyền buồm lắm máy đến các loại tàu có công suất máy từ 500 – 600cv. Dựa vào kinh nghiệm và điều kiện tự nhiên của tùng vùng biển và cỡ loại tàu thuyền, các mẫu lưới được sử dụng trong cả nước có rất nhiều loại và hình thức khai thác cũng khác nhau. Qua nhiều chuyến khảo sát các mẫu lưới cụ thể của nhiều cỡ tàu, và nhiều địa phương, chúng tôi tạm thời phân loại các mẫu lưới kéo đôi cho các dôi tàu có công suất từ 90cv trở lên của một số địa phương có nghề lưới kéo phát triển như sau:

- Lưới kéo truyền thống,

- Lưới kéo Kiên Giang,

- Lưới kéo mắt to,

- Các loại lưới kéo khác.

3.2.1. Lưới kéo truyền thống

Đây là các mẫu lưới kéo truyền thâóng mà ngư dân nhiều vùng trong cả nước đã sử dụng như lưới kéo thủ công cho thuyền buồm của ngư dân Hải Phòng, Thái Bình trước đây và cho thuyền buồm máy của ngư dân Nghệ An hiện nay. Ngư dân xã Phước Tỉnh huyện Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu sử dụng các mẫu lưới này cho đội tàu công suất > 90cv (gồm hơn 500 chiếc) vânc có hiệu quả do biết sử dụng kích thước mắt lưới và độ thô chỉ lưới phù hợp, biết sử dụng chu kỳ đan hợp lý làm cho lưới thuôn và gọn nhẹ. Điều quan trọng là sử dụng kích thước lưới phù hợp với các loại tàu thuyền họ có để khai thác hải sản có hiệu quả. Có những gia đình làm nghề gia công lưới cho đội tàu lưới kéo, mỗi năm sản xuất hàng trăm chiếc lưới kéo có quy chuẩn riền cho từng cỡ tàu thuyền như:

Lưới cho đôi tàu từ 60 – 90cv, có chu vi miệng là 540 mắt

Lưới cho đôi tàu 120 – 120cv, có chu vi mệng 560 – 580 mắt

Lưới cho đôi tàu từ 180 – 1800cv, có chu vi miệng là 600 mắt

Tuỳ theo cỡ công suất tàu có thể sử dụng lưới đan theo chu kỳ là: 9’ ± 1 hoặc 7’ ± 1 để lưới có chiều dài phần thân phù hợp với cỡ tàu thuyền.

Hình dáng và các thông số cơ bản của các mẫu lưới này được trình bày ở hình 1a và trang bị phao, chì ở hình 1b.

Kết quả khảo sát vào tháng 9/2000 của đội tàu có công suất > 90 cv khai thác ở vùng biển đông Nam Bộ, nơi có độ sâu từ 30 – 70m, bằng các mẫu lưới trên đã thu được kết quả như sau:

- Số đôi tàu khảo sát: 41 đôi

- Nhóm công suất: Từ 90 – 180 cv/chiếc

- Số ngày hoạt động trung bình: 45 ngày/ chuyến

- Sản lượng trung bình của đôi: 27,966,46 kg/chuyến

Trong đó:  Mực nang: 5,975,60 kg/chuyến

Mực ống: 578,04 kg/chuyến

Tôm các loại: 160,79 kg/chuyến

Cá sô, cá xuất khẩu và hải sản khác: 21,251,85 kg/chuyến

- Doanh thu trung bình: 204,374,140 đồng/đôi/chuyến

- Chi phí sản xuất trung bình: 146,354,870 đồng/đôi/chuyến

3.2.2. Lưới kéo Kiên Giang

Nghề lưới kéo đôi ở Kiên Giang chiếm vị trí rất quan trọng trong khai thác hải sản của tỉnh, riêng lưới kéo đôi có 672 chiếc có công suất > 300cv. Vì vậy, có thể nói rằng đội tàu lưới kéo đôi của Kiên Giang là đội tàu lưới kéo lớn nhất trong cả nước. Các mẫu lưới kéo đôi ở Kiên Giang nhìn chung có kích thước lưới cũng như kích thước mắt lưới nhỏ. Kết quả khảo sát tình hình khai thác qua một số chuyến biển của đội tàu kéo đôi ở đây như sau:

Ở vùng biển tây Nam Bộ, đội tàu lưới kéo đôi hoạt động cả năm và thường có 2 mùa, mùa chính có sản lượng cao thường từ tháng 6 – 10, ngư trường là vùng biển thuộc khu vực đảo Thổ Chu, nơi có độ sâu 30 – 35m và mùa có sản lượng thấp từ tháng 11 – 5, ở vùng biển đông nam Côn Sơn, nơi có độ sâu > 45m.

Kết quả chuyến biển của đôi tàu KG 1570TSS – KG 1571 TS công suất 360 – 420 cv sau 22 ngày đi biển (từ 18/12/98 đến 9/1/98) ghi ở bảng 1.

Bảng 1. Kết quả chuyến biển

Tên sản phẩm

Sản lượng (kg)

Đơn giá (đồng/kg)

Thành tiền (đồng)

Cá phèn

7.648

2.100

16.060.800

Cá đuối

2.300

2.700

6.210.000

Cá mối

3.259

3.200

10.428.800

Đổng chàm

5.000

4.700

23.500.000

Mực ống

4.248

12.000

50.976.000

Mực nang

1.847,5

10.000

18.475.000

Cá khác

6.915,5

 

56.613.900

Ghẹ

95

6.500

671.500

Cá tạp

31.108

1000

31.108.000

Tổng cộng

62.421

 

214.044.000

Chi phí chuyến biển (chi phí sản xuất) là 121.701.000 đồng

Kết cấu của lưới sử dụng cho vùng này như ở hình 2a, hình 3a và có trang bị phao, chì như ở hình 2b, hình 3b.

Đôi tàu KG 1275 TS – KG 1274 TS có công suất 300 – 330cv, sử dụng mẫu lưới theo hình 3a và 3b. Kết quả khải sát một số chuyến biển của đôi tàu này ghi ở bảng 2 và bảng 3.

Tàu về bến ngày 2/5/98, thời gian chuyến biển 15 ngày, khai thác ở ngư trường Thổ Chu, nơi có độ sâu khoảng 40m, với 60 mẻ lưới và thời gian 1 mẻ từ 3 – 4 giờ.

Bảng 2. Kết quả chuyến biển ngày 2/5/1998

Tên sản phẩm

Sản lượng (kg)

Thành tiền (đồng)

Cá xuất khẩu các loại

1.023

20.555.000

Cá chọn (sô lớn)

2.907

11.704.000

Cá sô nhỏ

3.194

6.338.000

Chỉ vàng

3.578

11.091.000

Cá mối

1.182

2.718.000

Cá trác mắt to

631

2.208.000

Cá đuối

1.772

6.204.000

Ghẹ

62

347.000

Cá tạp

13.468

16.367.000

Mực ống

2.740

35.625.000

Mực lá

139

1.790.000

Mực nang

1.783

23.261.000

Bạch tuộc

3.375

17.550.000

Tổng cộng

35.854

155.758.000

Trong đó riêng sản lượng bạch tuộc và các loại mực là 8.037 kg, chiếm 22% sản lượng chuyến biển, đạt năng suất khai thác theo mẻ là 133,9 kg/mẻ. Chi phí sản xuất của chuyến khoảng 60 triệu đồng.

Cũng tàu trên, về bến ngày 18/5, thời gian chuyến biển 13 ngày, với 52 mẻ lưới khai thác ở vùng biển thuộc khu vực đảo Thổ Chu. Lưới dùng là mẫu lưới theo hình 3a và hình 3b.

Bảng 3. Kết quả chuyến biển ngày 18/5/1998

Tên sản phẩm

Sản lượng (kg)

Thành tiền (đồng)

Mực nang

2.352

27.444.000

Mực lá

2.702

35.131.000

Mực ống

133

2.250.000

Bạch tuộc

3.530

21.180.000

Cá chọn và cá xuất khẩu

352

3.452.000

Ghẹ

48

270.000

Cá cô lớn

2.998

13.491.000

Cá sô nhỏ

3.406

6.812.000

Cá khác

7.259

20.932.000

Cá tạp

15.042

18.055.000

Tổng cộng

37.822

149.017.000

Sản lượng hải sản khai thác được của chuyến là 37.822 kg, có 8.717 kh bạch tuộc và mực, chiếm 23% sản lượng chuyến biển và đạt năng suất bình quân 167 kg/mẻ.

Qua phân tích trên, nhận thấy lưới kéo của các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng có kích thước lưới và kích thước mắt lưới nhỏ, phù hợp với việc đánh bắt các đối tượng chân đầu. Lưới có kích thước mắt lưới của cánh phao, cánh chì từ 60 – 240 mm, được trang bị phao, chì và phụ tùng kèm theo  như thấy ở hình 2b và hình 3b. Tuy tốc độ lưới kéo không cao, thường chỉ đạt 2,5 – 3 hải lý/giờ, nhưng vì khai thác những động vật sống sát đáy như muạc nang, bạch tuộc không cần tốc độ kéo lớn. Cấu tạo của giềng chì có kết cấu đặc biệt như hình trên là phù hợp để đánh bắt các đối tượng chân đầu. Ngoài ra, kết cấu áo lưới của các mẫu lưới kéo ở đây có những đặc điểm khác biệt với lưới kéo ở các khu vực khác về tỷ lệ chiều dài của các đoạn lưới ở cánh. Ví dụ như lưới cánh én thường dài hơn, dễ tạo cho lưới có độ mở cao lớn hơn. Áo lưới thường được cắt từ lưới tấm theo các chu kỳ cắt và lắp ráp thành….

Nguyễn Văn Kháng và ctv

Trích: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển", Viện nghiên cứu hải sản, Tập 2


Download