General Information

Author: Bùi Trọng Tâm
Issued date: 27/09/2016
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tháng 12 năm 2015, chuyên đề Nghiên cứu nghề cá biển

Content


Vi tảo biển Nannochloropsis oculata có nhiều tiềm năng sản sinh các hoạt chất giàu hoạt tính sinh học như các axit béo không no đa nối đôi mạch dài (EPA, DHA), các sắc tố và các vitamin phục vụ cho công nghiệp thực phẩm. Nuôi sinh khối tảo đạt mật độ cao có nhiều lợi thế như: hạn chế tạp nhiễm và giảm giá thành sản xuất. Mục đích của nghiên cứu này, nhằm đánh giá khả năng nuôi sinh khối tảo Nannochloropsis oculata mật độ cao trong 5 hệ thống quang sinh đơn giản dạng trụ túi (PE), trụ polycarbonate (PC), dạng túi nilon (NiL), dạng bể kính (BK) và bể cánh khuấy (RW) có cùng mức đường dẫn ánh sáng 30cm ở điều kiện tự nhiên theo thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2014. Tảo Nannochloropsis oculata được nuôi sinh khối trong các hệ thống khác nhau, với mật độ ban đầu 10,0 x 106 tb/mL, môi trường dinh dưỡng f/2, độ mặn 28‰, sục khí liên tục và điều chỉnh pH: 7,5-8,5 bằng bổ sung CO2 hoặc NaHCO3. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm mùa xuân - tháng 2-3/2014 thích hợp nhất cho nuôi sinh khối tảo mật độ cao ở các hệ thống quang sinh đơn giản. Mật độ cực đại đạt 133,56 x 106 tb/mL (0,56 g/L SKK) ở hệ thống quang sinh dạng trụ PC; 121,37 x 106 tb/mL (0,51 g/L SKK) ở hệ thống quang sinh dạng NiL; 98,37 x106 tb/mL (0,41 g/L SKK) ở hệ thống dạng trụ PE; 72,20 x106 tb/mL (0,30 g/L SKK) ở hệ thống dạng bể BK và 58,70 x106 tb/mL (0,24 g/L SKK) ở hệ thống dạng bể RW. Kết quả cũng cho thấy, hệ thống quang sinh dạng trụ PC và túi NiL cho khả năng nuôi sinh khối tảo đạt mật độ cực đại cao hơn so với các hệ thống dạng trụ PE, bể cánh khuấy RW và dạng bể kính BK ở cùng thời điểm.


Download