General Information

Author: Bùi Thanh Hùng
Issued date: 10/12/2015
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 12 năm 2015, chuyên đề Nghiên cứu nghề cá biển

Content


Bài báo này phân tích một số đặc điểm hải dương học nghề cá tại vùng biển ven bờ Việt Nam vào hai đợt khảo sát điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ trong năm 2012  thuộc Tiểu  Dự án I.9,đề án 47: "Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam"nhằm xác định những cấu trúc hải dương đặc trưng phục vụ cho việc nghiên cứu môi trường sống của các loài sinh vật biển cũng như bổ sung các thông tin đáp ứng yêu cầu công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản. Hai đợt khảo sát được tiến hành trong vùng biển phạm vi rộng, chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố lục địa với thời gian diễn ra kéo dài nên các đặc trưng hải dương học nghề cá có nhiều diễn biến khá phức tạp.  

Kết quả phân tích cho thấy, trong năm 2012 nhiệt độ nước biển hai mùa gió có sự khác nhau rõ rệt giữa các khu vực trong vùng biển nghiên cứu với nền nhiệt chung trong mùa gió tây nam cao hơn trong mùa gió đông bắc.Vào mùa gió tây nam trong vùng biển nghiên cứu xuất hiện các vùng nước có nhiệt độ thấp quanh đảo Bạch Long Vỹvà tại khu vực có sự hoạt động của nước trồi ở nam trung bộ với phạm vitừ vĩ độ 100N -130N trải rộng ra phía ngoài kinh độ 1110E. Trong cả hai đợt khảo sát, tầng đột biến nhiệt độ nước biển xuất hiệntại hầu hết các khu vực nghiên cứu, riêng vùng biểnTây nam bộ (TNB) trong đợt khảo sát tháng 10-12/2012 nhiệt độ nước biển từ mặt đến đáy là đồng nhất, nguyên nhân do khu vực này được thu mẫu vào cuối kỳ khảo sát là thời gian gió mùa đông bắc đã hoạt động ổn định gây xáo trộn mạnh. Mặt đẳng nhiệt 240C xuất hiện chủ yếu ở vùng biển miền Trung(MTR) và Đông nam bộ(ĐNB)và phổ biến ở độ sâu 50-70m. Độ muối nước biển dao động mạnh và chịu ảnh hưởng từ các dòng lục địa, đặc biệt là vịnh Bắc Bộ(VBB) và TNBphạm vi ảnh hưởng có thể ra đếnvùng biểncách ven bờ 120 hải lý. Khu vực có hàm lượng chlorophyll-a cao bao gồm vùng ven bờ VBB, TNB và xung quanh khu vực nước trồi hoạt động, đây cũng là các vùng phân bố bãi đẻ và có mật độ cá nổi cao. Hàm lượng chlorophyll-a tại vùng biển MTRvà ĐNBthường đạt cực đại tại độ sâu khoảng 40-70m,tại các vùng biển VBB và TNB chlorophyll-a đạt cực đại tại độ sâu khoảng 10 đến 30m.


Download