General Information

Author: Bùi Trọng Tâm
Issued date: 08/09/2016
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tháng 12 năm 2015, chuyên đề Nghiên cứu nghề cá biển

Content


Kết quả nghiên cứu của bài báo cho thấy:  năng suất nuôi tảo trong hệ thống quang dạng trụ PC20 cao hơn so với hệ thống PC30 và các hệ thống nuôi thông thường như bể xi măng, bể cánh khuấy và dạng túi PE. Hệ thống quang sinh dạng trụ cải tiến bào gồm các đơn vị trụ quang sinh được thiết kế và làm bằng vật liệu nhựa trong suốt polycarbonate (PC), độ dẫn truyền ánh sáng  > 90%, có kích thước cao 100 cm và độ dày 0,16 cm. Mỗi trụ quang sinh được tạo ra bằng cách gắn tấm polycarbonate sử dụng keo dán chuyên dụng acri-bon 105, đáy trụ sử dụng tấm nhựa dẻo PVC trắng, thể tích mỗi đơn vị trụ từ 35 đến 70 L. Để đánh giá hiệu quả nuôi sinh khối tảo N. ocualta, một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng quần thể tảo trong hệ thống quang sinh dạng trụ PC như đường dẫn truyền ánh sáng, mật độ ban đầu đã được xác định. Ở hệ thống quang sinh dạng trụ có đường dẫn ánh sáng 20 cm (PC20) quần thể tảo đạt mật độ cực đại 126,93 ± 2,25 x 106 tb/mL (0,53 ± 0,0037 g/L sinh khối khô) cao hơn mật độ quần thể tảo ở hệ thống quang sinh dạng trụ có đường dẫn ánh sáng 30 cm (PC30) đạt 107,90 ± 0,60 x 106 tb/mL (0,46 ± 0,0023 g/L sinh khối khô). Quần thể tảo nuôi với mật độ ban đầu 10 x 106 tb/mL và 15 x 106 tb/mL có mật độ cực đại theo thứ tự 104,2 ± 14,17 x 106 tb/mL (0,43 ± 0,015 g/L sinh khối khô) và 101,26 ± 15,58 x 106 tb/mL (0,42 ± 0,017 g/L sinh khối khô) cao hơn so với mật độ cực đại quần thể tảo nuôi với mật độ ban đầu 5 x 106 tb/mL, mật độ cực đại đạt 63,13 ± 43,76 x 106 tb/mL (0,26 ± 0,028 g/L sinh khối khô).


Download