General Information

Author: Bùi Trọng Tâm
Issued date: 25/12/2019
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


TÓM TẮT

Các điều kiện nuôi cấy là yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh khối và hàm lượng chất béo của tảo Nannochloropsis oculata.  Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ dinh dưỡng (N, P), độ mặn và pha tăng trưởng lên sinh khối và hàm lượng chất béo của tảo Nannochloropsis oculata. Tảo được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm với môi trường dinh dưỡng f/2. Các nồng độ N (220,5, 441, 882, 1323µM), P (9,1, 18,1, 36,2, 54,3µM), độ mặn (20, 25, 30, 35‰) và các pha tăng trưởng (thích nghi, pha logarit, pha cân bằng và pha suy tàn) đã được tiến hành nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh khối tảo đạt cao nhất (95,93 mg/L) ở nồng độ N: 1323 µM, (99,74 mg/L), ở nồng độ P: 54,3µM, (214,39 mg/L), độ mặn 30‰ và (282,76 mg/L) ở pha cân bằng. Hàm lượng chất béo theo sinh khối khô ở các nghiệm thức có xu hướng tăng khi giảm hàm lượng dinh dưỡng N, P và đạt cao nhất (9,3% SKK) ở nồng độ N 220,5µM, (8,7% SKK), nồng độ P 18,1 µM, đối với nghiệm thức độ mặn và pha tăng trưởng hàm lượng chất béo đạt cao nhất (9,8% SKK) ở độ mặn 30‰ và (9,5% SKK) ở pha cân bằng. Khi nuôi tảo ở các điều kiện tối ưu về dinh ding dưỡng N (441µM), độ mặn (30‰) và thu tảo ở pha (cân bằng), kết quả cho thấy hàm lượng các axit béo không bão hòa đa nối đôi (polyunsaturated fatty acids – PUFA): ((eicosapentaenoic aicd C20:5n-3 (EPA), docosapentaenoic acid C22:6n-3 (DHA), arachidonic acid C20:4n-6 (AA), alpha-linolenic acid 18:3n-3 (ALA)) đạt hàm lượng cao (từ 24,82-25,77%) so axit béo tổng số (TFA).

Từ khóa: Nannochloropsis oculata, Axít béo, Chất béo, Độ mặn, Nitơ, Pha tăng trưởng, Phốtpho, Sinh khối

 

EFFECT OF NITRATE, PHOSPHATE, SALINITY CONCENTRATION AND GROWTH PHASE ON THE BIOMASS AND FATTY ACID CONCENTRATION OF Nannochloropsis oculata (Droop) D.J.Hibberd 1981

 In this study, the effect of nitrate, phosphate concentration, salinity level and phases of the growth curve on the biomass and fatty acid of Nannochloropsis oculata were invesigated. Guillard and Ryther`s modified f/2 media was used as the culture media with different sodium nitrate (220.5, 441.0, 882.0, 1323.0µM), sodium phosphate (9.1, 18.1, 36.2, 54.3µM), different salinity levels (20, 25, 30, 35‰) and different phases (lag, logarithmic, stationary and late stationary). The maximum biomass, 95.93 mg/L was reached in 1323 µM nitrate concentration, 99.74 mg/L was reached in 54.3µM phosphate concentration, 214.39 mg/L was reached  in 30‰ salinity level and 282.76 mg/L was reached in the stationary phase. The biomass and fatty concentration tends to increase proportionally with the increase of the growth phase and salinity level, the maximum fatty concentration, 9.8% of dry weight (DW) was reached in 30‰ salinity level and 9.5% DW was reached in the stationary phase. The highest fatty concentration, 9.3% DW, 8.7% DW was reached in 220.5µM nitrate concentration and 18.1 µM phosphate concentration respectively. The results of this study indicated that PUFAs fatty acids (eicosapentaenoic aicd C20:5n-3 (EPA), docosapentaenoic acid C22:6n-3 (DHA), alpha-linolenic acid 18:3n-3 (ALA), arachidonic acid C20:4n-6 (AA) were high (24.82-25.77% of total fatty acid) when cultured at the stationary phase, 30‰ salinity level and 441µM nitrate concentration.

Key words: Nannochloropsis oculata, Biomass, Fatty acid, Growth phase, Nitrate, Phosphate, Salinity.


Download