Thông tin chung

Tác giả/Author: ThS. Cao Văn Hùng
Ngày phát hành/Issued date: 31/12/2021
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản

Nội dung

Tên nhiệm vụ: Đề án điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh

Cấp quản lý: Cấp tỉnh

Tổ chức chủ trì: Phân viện Nghiên cứu hải sản phía Nam – Viện NCHS

Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Cao Văn Hùng

Họ và tên người tham gia chính:

TT

Học hàm, học vị, họ tên

Cơ quan công tác

1

ThS. Cao Văn Hùng

Phân Viện NCHS phía Nam

2

ThS. Nguyễn Xuân Toản

Phân Viện NCHS phía Nam

3

ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Phân Viện NCHS phía Nam

4

ThS. Nguyễn Thị Kim Vân

Phân Viện NCHS phía Nam

5

TS. Phạm Quốc Huy

Phân Viện NCHS phía Nam

6

KS. Nguyễn Phước Triệu

Phân Viện NCHS phía Nam

7

KS. Trần Bảo Chương

Phân Viện NCHS phía Nam

8

ThS. Nguyễn Như Sơn

Phân Viện NCHS phía Nam

9

KS. Nguyễn Phan Phước Long

Phân Viện NCHS phía Nam

10

KS. Trương Quốc Cường

Phân Viện NCHS phía Nam

11

KS. Trần Xuân Lâm

Phân Viện NCHS phía Nam

12

ThS. Đinh Xuân Hùng

Phân Viện NCHS phía Nam

13

ThS. Từ Hoàng Nhân

Viện Nghiên cứu Hải sản

14

TS. Vũ Việt Hà

Viện Nghiên cứu Hải sản

15

TS. Nguyễn Văn Giang

Viện Nghiên cứu Hải sản

16

ThS. Nguyễn Quốc Tĩnh

Viện Nghiên cứu Hải sản

17

ThS. Nguyễn Đức Linh

Viện Nghiên cứu Hải sản

18

ThS. Trương Văn Tuân

Viện Nghiên cứu Hải sản

Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Mục tiêu chung: Đánh giá được hiện trạng nguồn lợi thủy sản ở vùng biển tỉnh Trà Vinh, bước đầu làm cơ sở khoa học cho việc phân bổ hạn ngạch, cấp giấy phép khai thác thủy sản.

+ Mục tiêu cụ thể:

 (1) Đánh giá được tổng thể hiện trạng nguồn lợi thủy sản và hoạt động nghề cá ở vùng biển tỉnh Trà Vinh trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam;

 (2) Đề xuất được cơ sở khoa học và thực tiễn cho các hoạt động quản lý nghề cá ở biển Trà Vinh theo hướng bền vững, hiệu quả và có trách nhiệm.

Kết qủa thực hiện:

Kết quả điều điều tra đánh giá nguồn lợi         

a) Tổng quan tình hình điều tra nghiên cứu nguồn lợi hải sản vùng biển tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2020

Thành phần loài nguồn giống hải sản ở vùng biển tỉnh Trà Vinh với 41 loài/nhóm loài tôm thuộc 30 giống và 18 họ. Nguồn giống Ruốc (Acetes sp.), họ tôm he (Penaeidae) và họ tôm gai (Palaemonidae) chiếm ưu thế về số lượng ấu trùng bắt gặp ở vùng biển tỉnh Trà Vinh. Đối với nhóm trứng cá đã ghi nhận 24 loài/nhóm loài thuộc 20 giống và 11 họ và 117 loài/nhóm loài cá con thuộc 103 giống và 59 họ cá phân bố ở vùng biển tỉnh Trà Vinh.

Thành phần loài hải sản bắt gặp ở vùng biển tỉnh Trà Vình với 383 loài/nhóm loài nằm trong 114 họ hải sản, trong đó: Nhóm cá đã thống kê được 264 loài thuộc 79 họ; nhóm giáp xác có 75 loài nằm trong 18 họ; nhóm chân đầu có 23 loài thuộc 4 họ; nhóm khác có 21 loài thuộc 6 họ. Cấu trúc thành phần loài hải sản ở vùng biển tỉnh Trà Vinh chiếm ưu thế bởi nhóm cá đáy với 148 loài, 83 loài cá rạn và 33 loài cá nổi.

b) Hiện trạng nguồn lợi hải sản ở vùng biển tỉnh Trà Vinh theo mùa gió Đông Bắc năm 2020 và mùa gió Tây Nam năm 2021

Thành phần loài hải sản bắt gặp trong các chuyến điều tra nguồn lợi năm 2020 - 2021 là 298 loài thuộc 194 giống và 101 họ hải sản, trong đó: Mùa gió Đông Bắc bắt gặp 203 loài thuộc 137 giống và 70 họ hải sản, mùa gió Tây Nam bắt gặp 222 loài thuộc 155 giống và 91 họ hải sản; vùng biển ven bờ bắt gặp 205 loài thuộc 140 giống và 74 họ, vùng lộng bắt gặp 228 loài thuộc 194 giống và 81 họ hải sản.

Trữ lượng nguồn lợi hải sản vùng biển tỉnh Trà Vinh là 30.948 tấn và khả năng khai thác là 15.474 tấn, trong đó: Vùng lộng là 22.964 tấn với khả năng khai thác là 11.482 tấn, vùng bờ có trữ lượng 7.984 tấn và khả năng khai thác là 3.992 tấn.

c) Hiện trạng hoạt động khai thác hải sản và nghề cá ở vùng biển tỉnh Trà Vinh đại diện cho mùa gió Đông Bắc năm 2020 và Tây Nam năm 2021

Thành phần loài bắt gặp ở các nghề khai thác thủy sản ở vùng biển tỉnh Trà Vinh là 276 loài thuộc 181 giống, 85 họ và 33 bộ. Nhóm cá bắt gặp là 193 loài (chiếm 69,9%); nhóm giáp xác là 56 loài (chiếm 20,3%), nhóm động vật thân mềm là 26 loài (chiếm 9,4%) và nhóm sam là 1 loài (chiếm 0,4%). Mùa gió Đông Bắc bắt gặp 209 loài thuộc 137 giống và 67 họ hải sản, mùa gió Tây Nam bắt gặp 253 loài thuộc 167 giống và 77 họ hải sản.

Thành phần loài kinh tế bắt gặp ở vùng biển tỉnh Trà Vinh là 53 loài thuộc 46 giống và 28 họ. Nghề lưới kéo có số lượng loài kinh tế nhiều nhất là 35 loài, nghề lưới rê và lưới đáy là 24 loài, nghề rập xếp là 13 loài và các nghề khác là 6 loài.

Tổng sản lượng khai thác tối ưu ở vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Trà Vinh là 13.234 tấn tương ứng khoảng 786 tàu khai thác bền vững, giảm 85 tàu so với số tàu hiện có của năm 2020.

Các giải pháp thực hiện

a) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tuân thủ các quy định khai thác nguồn lợi thủy sản.

b) Quản lý nghề cá

- Cắt giảm số lượng tàu khai thác thủy sản ven bờ, vùng lộng và dịch chuyển ngư trường khai thác ra vùng khơi, cụ thể: Giảm 31 tàu lưới kéo, 81 tàu nghề rập và tăng 27 tàu nghề lưới rê.

- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn triệt để sự gia tăng số lượng tàu khai thác có ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi và hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu, chuyển đổi nghề lưới kéo, nghề đáy sang các nghề khai thác cá nổi, nghề khác như: lưới rê khai thác cá nổi, nghề câu,...và một số nghề chưa được ngư dân Trà Vinh sử dụng như lưới vây, chụp mực.

c) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi theo hướng bền vững và có trách nhiệm

- Quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn tại cửa sông Định An (thời gian cấm từ ngày 01/4 - 30/6 hàng năm) theo quy định tại phụ lục III Thông tư số 19/2018/TT-BNN ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bổ sung 02 khu vực bảo vệ nguồn lợi hải sản ở khu vực ven bờ và cửa sông trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

+ Khu vực 1: Khu vực cửa sông Cổ Chiên (từ đường ranh giới vùng biển giáp với tỉnh Bến Tre đến cửa biển Ba Động kéo dài ra đến ranh giới đường phân định vùng bờ và vùng lộng theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ).

+ Khu vực 2: Khu vực cửa Định An (từ đường ranh giới vùng biển khai thác ven bờ tỉnh Trà Vinh đến phía Bắc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải).

- Thời gian cấm hoặc hạn chế khai thác từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.

- Gia tăng kích thước mắt lưới khai thác ở bộ phận tập trung cá theo kích thước tối thiểu được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNN ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Khảo sát và lựa chọn địa điểm triển khai các mô hình đồng quản lý có sự tham gia của người dân.

d) Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động khai thác hải sản để chủ động phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi hải sản theo quy định của Luật Thủy sản.

- Xử nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

đ) Tăng cường hoạt động thả bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm

- Thực hiện thả các loài thủy sản xuống các cửa sông bằng các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, vận động, đóng góp… để tái tạo nguồn lợi thủy sản tạo ra hệ thủy sinh đa dạng, phong phú.

- Nâng cao ý thức người dân về bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản để cải thiện và nâng cao sản lượng thủy sản khai thác góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

e) Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản

Hỗ trợ ngư dân phát triển sinh kế khi chuyển đổi từ nghề khai thác sang nghề mới: Đào tạo nghề cho lao động của hộ ngư dân tham gia chuyển đổi nghề; hỗ trợ tín dụng cho ngư dân chuyển nghề phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp; hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho con em và lao động thuộc hộ ngư dân tham gia chuyển đổi nghề.

Thời gian: Từ 19/10/2020 đến 31/7/2021

Kinh phí thực hiện: 1.792.664 đồng