Thông tin chung

Tác giả/Author: ThS. Trần Quang Thư
Ngày phát hành/Issued date: 30/06/2022
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện Nghiên cứu Hải sản

Nội dung

1) Tên nhiệm vụ: Đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề chế biến hải sản truyền thống góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khu vực Bắc Trung Bộ

2) Cấp quản lý: Bộ NN&PTNT

3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản

4) Họ và tên chủ nhiệm: ThS. Trần Quang Thư

5) Thành viên tham gia chính:

- ThS. Trương Văn Tuân

- KS. Nguyễn Thị Ánh

- KS. Lưu Ngọc Thiện

- ThS. Thái Thị Kim Thanh

- KS. Đỗ Thị Tuyết

- TS. Lê Tuấn Sơn

- CN. Nguyễn Minh Đức

- ThS. Nguyễn Công Thành

- CN. Phạm Thị Thanh Phương

- CN. Trần Văn Sơn

- CN. Đỗ Thị Tuyết

- CN. Trần Thanh Hải

- CN. Phạm Thị Linh

- CN. Nguyễn Văn Dũng

- CN. Hoàng Văn Hòa

6) Mục tiêu của nhiệm vụ:

* Mục tiêu chung:

- Đánh giá được tình hình ô nhiễm môi trường và thực trạng công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề chế biến hải sản truyền thống

- Đề xuất được các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường hiệu quả cho làng nghề chế biến hải sản truyền thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khu vực phía Bắc Trung booj nhằm nhân rộng ra các địa phương có loại hình làng nghề tương tự

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá trình trạng ô nhiễm, nguy cơ ô nhiễm môi trường và công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề chế biến hải sản truyền thống khu vực Bắc Trung Bộ

- Đề xuất được giải pháp quản lý tổng hợp môi trường phù hợp với đặc thù làng nghề chế biến hải sản truyền thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khu vực Bắc Trung Bộ.

7) Kết quả thực hiện:

- Điều tra và tổng hợp thông tin về thực trạng hoạt động sản xuất, hiện trạng ÔNMT tại làng nghề CBHS truyền thống; thực trạng công tác quản lý, BVMT tại làng nghề chế biến hải sản truyền thống:

+ Hiện trạng ÔNMT: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề CBHS truyền thống tập trung theo nhóm chất thải: CTR không được quản lý, thu gom sạch, CTR nguồn gốc thủy sản không được thu gom kip thời tại cơ sở sản xuất (nhà tiếp nhận - phân loại thủy hải sản); Nồng độ các thông số NH4+, dầu mỡ, Tổng N, Tổng P, BOD5, COD, Lipid trong nước thải, nước mặt luôn cao vượt GHCP theo QCVN; các chất hữu cơ trong trầm tích luôn có nồng độ cao; môi trường không khí: đa số tại các làng nghề CBHS truyền thống trong tình trạng có mùi hôi do CTR, nước thải nguồn gốc thủy sản không được thu gom kịp thời và triệt để gây ra.

+ Công tác QLMT: Đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý, BVMT đối với làng nghề CBHS truyền thống; chỉ ra sự bất cập và thiếu đồng bộ trong công tác QLMT. Ý thức chấp hành các nội quy, quy định về BVMT của cơ sở sản xuất, người dân kém; Cơ sở hạ tầng xuống cấp, kết hợp những hạn chế trong công tác QLMT của UBND xã/phường là những nguyên nhân gây ra tình trạng ÔNMT tại làng nghề CBHS truyền thống.

- Đề xuất và áp dụng mô hình QLTH môi trường cho 03 loại hình làng nghề CBHS truyền thống: 1) Làng nghề CBHS khô, 2) Làng nghề chế biến nước mắm, 3) Làng nghề CBHS tổng hợp. Kết quả áp dụng mô hình trong thời gian từ tháng 5 - 10/2021 cho thấy:

+ Ý thức BVMT của người dân, chủ cơ sở dịch vụ hoạt động sản xuất trong khu vực làng nghề được nâng lên. Họ đã ý thức và chủ động trong việc quản lý chất thải, giữ VSMT chung tại làng nghề CBHS truyền thống.

+ CTR được thu gom sạch và kịp thời: Lượng CTR thu gom được nhiều hơn. Nước thải được quản lý, chất thải thủy sản lẫn trong nước thải được thu gom, không còn tình trạng ứ đọng nước thải trên bề mặt cơ sở sản xuất. Kết quả này đồng nghĩa với việc hạn chế được lượng chất thải ảnh hưởng tới môi trường xung quanh; Mùi hôi tại làng nghề CBHS truyền thống giảm do CTR, nước thải được quản lý và chỉ còn mùi tanh đặc trưng của hải sản.

+ Nồng độ chất ÔNMT nước mặt, nước thải, trầm tích giảm đáng kể; những thông số ô nhiễm giảm nhiều là COD, BOD5, nhóm dinh dưỡng.

+ Do chất thải được quản lý nên mỹ quan trong khuôn viên làng nghề CBHS truyền thống được cải thiện đáng kể; những khu vực thường xuyên bẩn và đọng nước như khu vực tiếp nhận, phân loại thủy hải sản được vệ sinh sạch, duy trì tình trạng sạch trong thời gian không sản xuất.

+ Kết quả áp dụng mô hình QLTH môi trường góp phần giảm thiểu ÔNMT; nâng cao năng lực QLMT tại địa phương, góp phần đưa sản phẩm hải sản truyền thống của làng nghề đủ điều kiện để chứng nhận sản phẩm OCOP.

+ Kết quả áp dụng mô hình QLTH môi trường tại làng nghề CBHS truyền thống góp phần giúp UBND phường Hải Bình - Nghi Sơn - Thanh Hóa hoàn thiện hồ sơ tiêu chí 17 về mặt môi trường trong bộ tiêu chí quy định trong tiêu chuẩn nông thôn mới; góp phần giúp xã Gio Việt - Gio Linh - Quảng Trị đạt tiêu chí xã nông thôn mới.

- Xây dựng được bản dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật BVMT làng nghề CBHS truyền thống phù hợp với đặc điểm hoạt động của làng nghề giúp cho hoạt động sản xuất tại làng nghề phát triển bền vững hơn.

8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 01/2020 - 12/2021

9) Kinh phí thực hiện: 1.800 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 1.800 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng