Thông tin chung

Tác giả/Author: KS. Lại Duy Phương
Ngày phát hành/Issued date: 31/12/2010
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản

Nội dung

Phú Quý là vùng biển có tính đa dạng sinh học cao, với tổng số 1.047 loài sinh vật biển phân bố. Trong đó, nhóm TVPD có 157 loài, ĐVPD có 123 loài, rong biển có 117 loài, cỏ biển có 08 loài, ĐVĐ có 195 loài, san hô có 192 loài, cá biển có 255 loài (cá rạn san hô có 154 loài, cá khơi có 101 loài).

Phú Quý có 02 hệ sinh thái ven biển điển hình của vùng biển nhiệt đới đó là hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái cỏ biển. Ngoài ra Phú Quý còn có hệ sinh thái vùng triều đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu phân bố cần được bảo vệ như: rong câu chân vịt (cấp độ EN); ốc sứ mắt trĩ (cấp độ CR); ốc đụn đực (cấp độ EN); ốc sứ veru (VU); trai ngọc môi đen (VU); trai tai tượng vẩy, trai tai tượng lớn (UV); cua hoàng đế (UV); san hô cành đỉnh nhọn, san hô cành đầu nhụy (EN); cá bướm hai màu (UV); cá bàng chài axin (UV); vích và đồi mồi (cấp độ UV).

Dựa trên các căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học, KBTB Phú Quý được đề xuất quản lý là “khu bảo tồn loài/nơi sinh cư” với tổng diện tích quy hoạch là 15.887ha. Trong đó vùng lõi có diện tích là 2.393 ha, vùng đệm là 3.073 ha, vùng phát triển là là 4.096 ha và vùng vành đai bảo vệ có diện tích là 6.325 ha.