Thông tin chung

Tác giả/Author: TS. Bùi Thị Thu Hiền
Ngày phát hành/Issued date: 02/05/2022
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện Nghiên cứu Hải sản

Nội dung

1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá tổn thất sản phẩm sau thu hoạch của tàu khai thác hải sản xa bờ (nghề chụp, lưới vây, lưới rê, kéo đôi, câu cá ngừ đại dương

2) Cấp quản lý: Bộ NN&PTNT

3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản

4) Họ và tên chủ nhiệm: TS. Bùi Thị Thu Hiền

5) Thành viên tham gia chính:

- ThS. Phạm Thị Điềm - Thư ký đề tài

- TS. Nguyễn Khắc Bát

- ThS. Phan Thị Hương

- ThS. Đặng Văn An

- ThS. Phạm Văn Tuyển

- ThS. Vũ Thị Quyên

- KS. Nguyễn Văn Thành

- TS. Nguyễn Viết Nghĩa

- TS. Đặng Tất Thành

- CN. Nguyễn Thanh Bình

- KS. Vũ Xuân Sơn

- CN. Bùi Thị Minh Nguyệt

- CN. Lê Anh Tùng

- CN. Trần Thị Hường

- TS. Lê Mạnh Hùng

6) Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá tổn thất sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ (nghề chụp, lưới vây, lưới rê, kéo đôi và câu cá ngừ đại dương), được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Đánh giá thử nghiệm mức độ tổn thất sau thu hoạch một số sản phẩm chủ lực của 5 nghề khai thác xa bờ.

- Đề xuất được giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch đối với tàu cá xa bờ.

7) Kết quả thực hiện:

Thứ nhất, đề tài đã xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá tổn thất sau thu hoạch sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ.

Đề tài đã xây dựng được chương trình đánh giá chất lượng cảm quan và phân hạng chất lượng bằng bảng QIM cho 11 loài trong 3 nhóm sản phẩm trên tàu khai thác xa bờ (có hình ảnh minh họa và các thuộc tính cảm quan của từng loài).

Các hệ số trong bộ tiêu chí của 11 loài đã được kiểm chứng lại thông qua việc đánh giá độ lệch giữa lý thuyết và thực tế. Kết quả cho thấy phương trình tương quan của các tiêu chí đánh giá tổn thất chất lượng sản phẩm có độ tin cậy cao, mức độ dao động của kết quả đều nằm trong ngưỡng sai số cho phép của từng tiêu chí. Tuy nhiên với nhóm tiêu chí hóa học có chỉ tiêu NH3 có sự biến động khá lớn giữa mô hình và thực tế, bởi hàm lượng NH3 phụ thuộc nhiều vào phương thức bảo quản sản phẩm trên tàu (bảo quản trực tiếp, gián tiếp, có bọc túi hay không bọc túi, có phụ gia bảo quản hoặc không…).

Thứ hai, đề tài đã xây dựng được quy trình đánh giá tổn thất chất lượng sản phẩm thủy sản trên tàu khai thác bằng công cụ là bộ tiêu chí.

Thứ ba, đề tài đã sử dụng bộ tiêu chí làm công cụ đánh giá thử nghiệm mức độ tổn thất chất lượng sản phẩm trên 3 nghề khai thác chính. Kết quả ghi nhận được với nghề kéo, kết quả đánh giá trên 2 tàu có mức độ tổn thất từ 30-32%, nghề chụp đánh giá trên 2 tàu thì mức độ tổn thất 28 - 30%, nghề câu đánh giá trên ghi nhận được kết quả mức độ tổn thất khoảng 20%.

Thứ tư, đề tài đề xuất về giải pháp về công nghệ, thiết bị (03 giải pháp):

- Ứng dụng thiết bị lạnh trên tàu khai thác hải sản xa bờ (thiết bị tạo nước biển lạnh, thiết bị tạo không khí lạnh trong hầm bảo quản (dạng lạnh thấm).

- Ứng dụng vật liệu PU (polyurethane) làm hầm bảo quản sản phẩm cho tàu khai thác xa bờ.

- Ứng dụng một số công nghệ bảo quản mới như: hệ thống lạnh tuần hoàn (RSW), Hệ thống lạnh ngâm và lạnh thấm để bảo quản sản phẩm theo mô hình khả thi của SEAFDEC và công nghệ bảo quản Nano UFB.

Thứ năm, đề tài đề xuất về đào tạo, tập huấn (03 giải pháp):

- Đào tạo nghề cho lao động phụ trách công tác bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

- Nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, tập huấn.

- Đào tạo, tập huấn đánh giá chất lượng sản phẩm sau thu hoạch bằng phương pháp QIM cho các tổ chức/cá nhân (ngư dân, người thu mua và cán bộ quản lý,...).

Thứ sáu, đề tài đề xuất về tổ chức quản lý, sản xuất và cơ chế, chính sách (03 giải pháp):

- Xây dựng và tổ chức sản xuất theo mô hình dạng tàu mẹ - tàu con hoặc luân phiên; tổ chức sản xuất theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm sau thu hoạch.

- Nghiên cứu dự báo ngư trường khai thác và tổ chức thông tin cung cấp dự báo ngư trường khai thác hải sản xa bờ.

- Nghiên cứu xây dựng phát triển chuỗi cung ứng và quản lý, kiểm soát chặt chẽ thủy sản từ khi khai thác, bảo quản về cảng cá, bến cá và đến khi tiêu thụ.

Đề xuất về quản lý cơ chế - chính sách (03 giải pháp):

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản Nhà nước đã ban hành liên quan đến vệ sinh ATTP trên tàu cá.

- Xây dựng, cập nhập hiệu chỉnh bổ sung Tiêu chuẩn, Quy chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản.

- Xây dựng, bổ sung chính sách hỗ trợ về trang bị máy tàu, thiết bị ngâm hạ nhiệt, thiết bị bảo quản thủy sản phù hợp với điều kiện trên tàu.

8) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 01/2018 - 12/2021

9) Kinh phí thực hiện: 4.200 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 4.200 triệu đồng, nguồn khác: 0 triệu đồng