Thông tin chung

Tác giả/Author: KS. Nguyễn Văn Thành
Ngày phát hành/Issued date: 30/04/2020
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện nghiên cứu Hải sản

Nội dung

1) Tên nhiệm vụ: Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất một số sản phẩm có giá trị từ phế phụ phẩm trong CBTS

2) Cấp quản lý: Cấp thành phố Hải Phòng

3) Tổ chức chủ trì: Viện nghiên cứu Hải sản

4) Họ và tên chủ nhiệm: KS. Nguyễn Văn Thành

5) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung: Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất bột thịt xương và mùn hữu cơ từ phế phụ phẩm thực phẩm

Mục tiêu cụ thể:

+ Ứng dụng công nghệ enzyme xử lý được phế phụ phẩm khuỷu chân gà thành bột thịt xương làm thức ăn chăn nuôi.

+ Ứng dụng công nghệ enzyme và vi sinh xử lý được phế phụ phẩm thủy sản (ruột hải sâm, ruột cá) thành mùn hữu cơ phục vụ làm phân bón hữu cơ.

6) Kết quả thực hiện:

Tổng quan tài liệu và những vấn đề lý thuyết có liên quan: Đề tài thu thập được các thông tin thứ cấp thông qua tài liệu nghiên cứu khoa học, sách, báo, trang website... liên quan đến việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý phế phụ phẩm thực phẩm.

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất bột thịt xương (làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi) từ khuỷu chân gà: Xây dựng được dự thảo tiêu chuẩn nguyên liệu khuỷu chân gà (TCCS 01/2018) phục vụ cho sản xuất bột thịt xương với chất lượng nguyên liệu có hàm lượng Protein thô của nguyên liệu khuỷu chân gà 18,3%, hàm lượng chất béo 9,27%, hàm ẩm: 65,7%. Nghiên cứu xây dựng được quy trình sản xuất bột thịt xương với thông số kỹ thuật cụ thể ở mỗi công đoạn từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm. Trong đó, công đoạn thủy phân được tối ưu hóa tại điều kiện sử dụng enzyme SEB-Neytral PL tỷ lệ 0,59%, nước bổ sung 29,60%, thời gian thủy phân 6,1 giờ, thủy phân ở 550C. Điều kiện cô dịch thủy phân khuỷu chân gà ở nhiệt độ 65oC, trong 4 giờ. Điều kiên sấy khô tạo bột của sản phẩm ở nhiệt độ 60oC trong 4 giờ. Công thức phối trộn bột đạm và bột xương cho sản phẩm bột thịt xương từ khuỷu chân gà là: 70% bột đạm khuỷu chân gà và 30% bột xương.

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất mùn hữu cơ (làm nguyên liệu phân bón hữu cơ) từ nội tạng thủy sản (ruột cá, ruột hải sâm): Xây dựng được dự thảo tiêu chuẩn nguyên liệu nội tạng thủy sản (TCCS 02/2018) phục vụ cho sản xuất mùn hữu cơ với chất lượng nguyên liệu có hàm lượng protein 12,2%, độ ẩm 77,6%. Đã nghiên cứu xây dựng được quy trình sản xuất mùn hữu cơ với thông số kỹ thuật cụ thể ở mỗi công đoạn từ nguyên liệu đến thành phẩm. Trong đó, công đoạn thủy phân được tối ưu hóa tại điều kiện sử dụng chế phẩm Epicin - Pond (E1) tỷ lệ 1,5% + 6% rỉ đường + 20% nước + thời gian 15 ngày. Công thức phối trộn là dịch thủy phân: tro trấu (trấu đốt) = 40%:60%.

Thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh quy trình sản xuất bột thịt xương và mùn hữu cơ trong phòng thí nghiệm: Đã sản xuất thử nghiệm sản phẩm bột thịt xương và mùn hữu cơ theo quy trình đã nghiên cứu ở nhiều quy mô thử nghiệm khác nhau từ 10 - 20 - 50kg/mẻ. Đã sản xuất được 56,7 kg bột thịt xương và 200 kg mùn hữu cơ đạt tiêu chuẩn đã đăng ký.

Thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh quy trình sản xuất bột thịt xương và mùn hữu cơ trong phòng thí nghiệm: Từ các thông số cụ thể cho từng công đoạn trong quy trình đã nghiên cứu và các mẻ sản xuất quy mô phòng thí nghiệm, đề tài đã sản xuất thử nghiệm tại doanh nghiệp với các quy mô 100 - 500 - 5000kg/mẻ và đã sản xuất được 4185 kg bột thịt xương, 19470 kg mùn hữu cơ.

Hoàn thiện quy trình sản xuất bột thịt xương (làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi) từ khuỷu chân gà: Từ các nội dung nghiên cứu xây dựng quy trình đến sản xuất thử nghiệm tại các quy mô từ 10 - 20 - 50 - 100 - 500 - 5000kg, đề tài đã có được các thông số phù hợp để hoàn thiện quy trình sản xuất bột thịt xương.

Hoàn thiện quy trình sản xuất mùn hữu cơ (làm nguyên liệu phân bón hữu cơ) từ nội tạng thủy sản (ruột hải sâm, ruột cá): Từ các nội dung nghiên cứu xây dựng quy trình đến sản xuất thử nghiệm tại các quy mô từ 10 - 20 - 50 - 100 - 500 - 5000kg, đề tài đã có được các thông số phù hợp để hoàn thiện quy trình sản xuất mùn hữu cơ.

Đề tài đã đề xuất được 02 quy trình công nghệ: - Quy trình sản xuất bột thịt xương (làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi) từ khuỷu chân gà. - Quy trình sản xuất mùn hữu cơ (làm nguyên liệu phân bón hữu cơ) từ nội tạng thủy sản (ruột cá, ruột hải sâm).

So sánh kết quả thực hiện với hợp đồng đã ký với Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng: Đối chiếu với hợp đồng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 805/HĐ-ĐT.TS.2018 ngày 13 tháng 8 năm 2018 giữa Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng với Viện nghiên cứu Hải sản về việc thực hiện đề tài: ”Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất bột thịt xương và mùn hữu cơ từ phế phụ phẩm thực phẩm”. Đề tài đã hoàn thành tốt về mục tiêu, quy mô, nội dung, khối lượng, chất lượng công việc.

7) Thời gian bắt đầu - kết thúc: 08/2018 - 04/2020

8) Kinh phí thực hiện: 1.566,85 triệu đồng, trong đó kinh phí từ NSNN: 946,21 triệu đồng, nguồn khác: 620,64 triệu đồng