Thông tin chung

Tác giả/Author: TS. Vũ Việt Hà
Ngày phát hành/Issued date: 31/05/2019
Đơn vị phát hành/Issued by: Viện Nghiên cứu Hải sản

Nội dung

Đã xác định được 15 phân vùng sinh thái (15 đơn vị sinh thái) và 3 phân vùng quản lý nghề cá phù hợp với đặc điểm đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam.

Các nguyên tắc và phương thức khai thác hải sản ở từng phân vùng sinh thái, phân vùng quản lý nghề cá cũng đã được xác định dựa trên các mục tiêu tổng thể của tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá là 1) Bảo vệ đa dạng sinh học; 2) Bảo vệ nguồn giống hải sản và 3) Bảo vệ nguồn lợi và phát triển nghề cá.

Để quản lý hiệu quả nghề cá, một số giải pháp cần điều chỉnh cần thực hiện gồm: 1) Phân loại nghề cá theo đối tượng khai thác để nâng cao hiệu quản lý; 2) Xây dựng kế hoạch quản lý, xác định mục tiêu quản lý, xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược khai thác theo tiếp cận hệ sinh thái; 3) Quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái cần đặt trong sự kết hợp với quản lý nghề cá thích ứng và quản lý dựa vào cộng đồng; 4) Đẩy mạnh công tác truyền thông trong quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; 5) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý; 6) Xây dựng hệ thống thu thập số liệu sản lượng, cường lực khai thác và hệ thống giám sát tàu cá; 7) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường giám sát, đánh giá định kỳ và thực thi pháp luật trong công tác quản lý nghề cá; 8) Thành lập hội đồng quản lý nghề cá và tăng cường hợp tác trong quản lý nghề cá dựa trên tiếp cận hệ sinh thái.

Kết quả nghiên cứu này là cơ sở ban đầu để nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý phù hợp đối với tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá biển trong điều kiện Việt Nam.