Hội nghị ASEAN - SEAFDEC nề Nghề cá bền vững cho An ninh lương thực đến năm 2020 “Thích ứng với Biến đổi Môi trường”

Nội dung

Bối cảnh

Nghề cá đã được đánh giá là một ngành quan trọng đóng góp đáng kể cho an ninh lương thực ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nhằm mục đích giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển nghề cá bền vững, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã đồng tổ chức Hội nghị về Nghề cá bền vững cho an ninh lương thực trong Thiên niên kỷ mới: “Cá cho con người”. Trong đó, “Nghị quyết” và “Kế hoạch hành động” về Nghề cá bền vững vì an ninh lương thực khu vực ASEAN được các Bộ trưởng phụ trách nghề cá thuộc các nước thành viên ASEAN-SEAFDEC thông qua và những công cụ này đã được sử dụng như một khung chính sách và quy tắc hướng dẫn phát triển nghề cá bền vững trong khu vực.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản đang xấu đi và nhiều vấn đề và sáng kiến liên quan đến nghề cá được đặt ra trong thập kỷ qua cần được giải quyết, ASEAN và SEAFDEC sẽ tổ chức “Hội nghị ASEAN – SEAFDEC về Nghề cá bền vững cho an ninh lương thực đến năm 2020” từ ngày 13 – 17/6/2011 tại Băng Cốc, Thái Lan. Trên cơ sở quá trình thực hiện “Nghị quyết” và “Kế hoạch hành động” được thông qua năm 2001, Hội nghị “Cá cho mọi người đến 2020” sẽ tiếp tục ưu tiên giải quyết các vấn đề đang cản trở sự đóng góp bền vững của nghề cá đến an ninh lương thực trong khu vực. Hy vọng Hội nghị sẽ đưa ra được khung chính sách khu vực và nguyên tắc hướng dẫn nhằm hướng tới nghề cá bền vững vì an ninh lương thực trong những thập kỷ tới thích ứng với biến đổi môi trường.

Mục tiêu

Hội nghị nhằm mục tiêu xây dựng “Nghị quyết thập kỷ và Kế hoạch hành động về Nghề cá bền vững vì an ninh lương thực trong khu vực ASEAN (hướng tới năm 2020)” thông qua giải quyết các vấn đề quan tâm đến hiện trạng nghề cá và những vấn đề cản trở sự phát triển nghề cá bền vững và đóng góp của nghề cá đến an ninh lương thực cũng như sức khoẻ và hạnh phúc của con người trong khu vực Đông Nam Á.

Thời gian và địa điểm

Hội nghị sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến 17 tháng 6 năm 2011 tại Khách sạn Sofitel Centara Grand Bangkok, Thái Lan.

Các chủ đề chính cuat Hội nghị

Chủ đề 1: Nâng cao quản lý nghề cá

• Làm thế nào để nghề cá quy mô nhỏ và nghề cá thương mại cùng tồn tại? • Quản lý năng lực khai thác bao gồm tăng cường theo dõi, giám sát và kiểm soát, chống khai thác bất hợp pháp – IUU (bao gồm nâng cap hệ thống theo dõi, thống kê và ghi chép thông tin về tàu thuyền, ngư cụ..) • Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng/đồng quản lý • Áp dụng các văn kiện quốc tế và các thoả thuận khu vực

Chủ đề 2: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững

• Hài hoà các thách thức về xã hội và kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản • Chất lượng con giống cho nuôi trồng thuỷ sản bền vững • Nuôi trồng thuỷ sản sạch và năng suất (bao gồm an toàn thực phẩm, các sản phẩm giàu dinh dưỡng...) • Duy trì môi trường toàn vẹn thông qua nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (bao gồm sử dụng đa mục đích nguồn lợi đất và nước)

Chủ đề 3: Quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái

• Các can thiệp vào hệ sinh thái (ví dụ, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm, kết hợp và hoài hoà quản lý nghề cá và quản lý môi trường sống, đa dạng sinh học...) • Phục hồi nguồn lợi và cải thiện môi trường sống (ví như tái tạo nguồn lợi, rạn nhân tạo, tái tạo rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, vùng đất ngập nước, các thuỷ vực nước ngọt v.v..) • Giảm tác động của hoạt động khai thác lên môi trường biển và ven bờ

Chủ đề 4: Bảo quản sau thu hoạch và an toàn sản phẩm thuỷ sản

• Nâng cao kỹ thuật thu giữ, chế biến và bảo quản • Hệ thống kiểm soát chất lượng, vệ sinh cho sản phẩm thuỷ sản • Nâng cao các sản phẩm truyền thống, chất lượng, thị trường và thương mại

Chủ đề 5: Các yêu cầu đặt ra đối với thương mại sản phẩm thuỷ sản

• Các hoạt động yêu cầu, bắt buộc (bao gồm truy xuất nguồn gốc, tăng cường theo dõi, cấp giấy chứng nhận, chứng nhận khai thác) • Hỗ trợ thương mại/chuỗi cung cấp, bao gồm các kế hoạch tự nguyện, nhãn sinh thái, nhãn (xúc tiến các nhãn hàng hoá cụ thể), chứng chỉ thương mại công bằng

Chủ đề 6: Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng an ninh lương thực

• Tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản (bao gồm các tác động sau này đến bảo tồn sinh vật biển và các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản, các tác động sau này đến sinh kế) • Thích ứng với biến đổi khí hậu (phục hồi và duy trì vùng bảo vệ ven bờ/nội địa và các cảnh quan/môi trường sống, đánh giá và cải thiện tiêu thụ năng lượng và xác định năng lực cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu).

Chủ đề 7: Sinh kế trong cộng đồng nghề cá và triển vọng việc làm trong các hoạt động liên quan đến nghề cá – những lựa chọn cho việc cải thiện và theo dõi những biến đổi

• Những khía cạnh xã hội và kinh tế của việc tiếp cận hệ sinh thái trong nghề cá • Theo dõi và ghi chép lại những khía cạnh xã hội, di chuyển của lao động (thuỷ thủ, lao động trong nhà máy, ngư dân..) • Hài hoà những thách thức xã hội và kinh tế nâng cao năng lực thích ứng với sự thay đổi (xoá đói giảm nghèo, sinh kế thay thế và bổ sung, mỗi làng một sản phẩm...) • Các quyền xã hội, an sinh xã hội và lao động (bao gồm quyền xã hội và an sinh xã hội trong các nghề cá quy mô nhỏ truyền thống và giữa các ngư dân di cư ở các tàu cá lớn) • An toàn trên biển cho các tàu cá quy mô nhỏ

Chủ đề 8: Cung cấp thực phẩm bền vững từ nghề cá nội địa

• Nâng cao sức chống chịu của hệ thống nghề cá nội địa • Phát triển nghề cá nội địa bền vững • Quản lý nguồn lợi thuỷ sản nội địa bền vững dựa vào cộng đồng • Nghề cá tổng hợp với sử dụng đa mục đích nguồn nước nội địa

Các sự kiện bên lề Hội nghị

Các hoạt động được thực hiện song song với Hội nghị bao gồm: • Triển lãm kỹ thuật/trưng bày do SEAFDEC và các nước thành viên ASEAN-SAEFDEC thực hiện • Trưng bày các bức tranh đạt giải tại các cuộc thi do các nước thành viên tổ chức. • Gặp mặt (phiên buổi tối được chuẩn bị bởi các cơ quam/tổ chức khác • Thăm quan cuối Hội nghị ngày 16 tháng 6 (buổi chiều) và ngày 17 tháng 6 năm 2011 (cả ngày). Đăng ký và chi phí cho chương trình này (không bao gồm trong phí đăng ký tham dự Hội nghị) có thể được thực hiện trong quá trình tổ chức hội nghị.

Kết quả dự kiến

Các kết quả dự kiến đạt được thông qua quá trình chuẩn bị Hội nghị và trong khi tổ chức Hội nghị: 1. Nghị quyết thập kỷ và Kế hoạch hành động về Nghề cá bền vững cho an ninh lương thực ở khu vực ASEAN 9 (hướng tới 2020), sẽ được sử dụng như nguyên tắc chính sách để đạt được nghề cá bền vững cho an ninh lương thực trong thập kỷ tới; 2. Ý tưởng về Chương trình Hội nghị tiếp theo (kế hoạch 5 năm) phù hợp với Nghị quyết thập kỷ và Kế hoạch hành động; 3. Nâng cao nhận thức của các nước thành viên ASEAN-SEAFDEC và các đại biểu về nghề cá bền vững và an ninh lương thực; 4. Củng cố tình đoàn kết ASEAN và hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực nghề cá thông qua việc chấp thuận các văn kiện chính sách trên, phù hợp với Hiến chương của ASEAN với sự nhận thức rõ về cộng đồng ASEAN.

Đại biểu tham dự

Hội nghị bao gồm 3 phiên chính với thành phần đại biểu khác nhau :

Phiên kỹ thuật (Bắt đầu từ 13/6 đến sáng 16/6/2011) : gồm các đại biểu là:

• Các nhà chính sách nghề cá và đại diện của các cơ quan quản lý nghề cá các nước thành viên ASEAN-SEAFDEC cũng như các khu vực khác;

• Các cơ quan quốc gia/quốc tế và khu vực liên quan đến nghề cá và an ninh lương thực;

• Các khối tư nhân và các bên liên quan nghề cá (ví dụ, các công ty, hiệp hội nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản...)

Cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN –SEAFDEC (Phiên bế mạc, vào chiều 16 tháng 6 năm 2011): Phiên họp này dành cho các quan chức cao cấp phụ trách nghề cá của các nước thành viên ASEAN – SEAFDEC.

Cuộc họp Bộ trưởng ASEAN-SEAFDEC (Phiên bế mạc, ngày 17 tháng 6 năm 2011): Phiên họp này dành cho các Bộ trưởng phụ trách nghề cá thuộc các nước thành viên ASEAN-SEAFDEC và các chuyên gia cố vấn.

Các mục khác...