Duration: 01/01/2003 - 31/12/2004

Contact: PGS.TS. Đỗ Văn Khương; vhs@rimf.org.vn

 

Content

 

Output

Thiết lập được khu bảo tồn biển có tính đa dạng sinh học: - Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình hoá khu bảo tồn điển hình, từ đó có thể áp dụng và triển khai xây dựng các khu bảo tồn biển khác. - Bảo vệ có hiệu quả nguồn lợi hải sản, sử dụng bền vững, hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật biển. - Giáo dục, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật. Quy mô, khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu: - Đánh giá hiện trạng môi trường và đa dạng sinh học quanh hai đảo Cát Bà và Cô Tô, đã thu được kết quả như sau: Phân tích được tổng số: 960 mẫu địa hoá; 2880 mẫu thuỷ hoá; 912 mẫu kim loại nặng; 50 mẫu thuốc trừ sâu; 1200 mẫu gồm cá, san hô, giáp xác, rong; 125 mẫu động vật đáy và 416 mẫu sinh vật phù du và các biểu phân tích mấu đa dạng sinh học. - Điều tra điều kiện kinh tế xã hội của các cộng đồng dân cư sống xung quanh và trên các đảo trong khu vực nghiên cứu có liên quan đến khả năng bảo tồn với tổng số 860 phiếu điều tra, trong đó mỗi phiếu gồm có 32 chỉ tiêu kinh tế-xã hội. - Điều tra, xác định được các bãi sinh sản của một số đối tượng hải sản kinh tế tại khu vực Cát Bà và Cô Tô: xây dựng xong báo cáo và xác định trên bản đồ các bãi sinh sản của các đối tượng hải sản kinh tế, danh mục các loài có giá trị kinh tế, các loài quý hiếm và các loài mói giới thiệu cho nghề khai thác trong khu vực. - Xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học quanh các đảo Cát Bà và Cô Tô. - Nghiên cứu thăm dò công nghệ sản xuất giống và nuôi san hô nhân tạo trong phòng thí nghiệm (bao gồm 5 loài san hô cành, 5 loài san hô khối). Thả 300 rạn nhân tạo xuống khu vực quanh đảo Cát Bà (Vạn Bội và Ba Trái Đào). Định kỳ 6 tháng một lần, tiến hành kiểm tra khả năng thu hút sinh vật biển và đánh giá hiệu quả của việc thả rạn, lặn với thiết bị SCUBA để quay phim, chụp ảnh mẫu đa dạng sinh học trong vùng thả rạn. Sau hai năm triển khai nghiên cứu đã thấy được hiệu quả của việc thả rạn nhân tạo trong việc phục hồi nguồn lợi sinh vật biển là rất khả quan, có thể áp dụng triển khai mô hình với quy mô lớn hơn.

 

Note