Chuyên ngành: Thủy sinh vật học                                Mã ngành: 9420108

Họ tên nghiên cứu sinh: Đỗ Anh Duy

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đàm Đức Tiến; 2. TS. Trần Thị Phương Anh

Cơ sở đào tạo: Viện nghiên cứu Hải sản

1. Nội dung luận án:

Nội dung của luận án gồm: 1) Nghiên cứu, xác định đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố rong biển quần đảo Nam Du; 2) Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn lợi rong biển quần đảo Nam Du; 3) Đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi rong biển quần đảo Nam Du.

2. Những kết quả mới của luận án:

Lần đầu tiên ghi nhận và công bố 96 loài rong biển tại vùng biển ven quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang, trong đó bổ sung 03 loài rong biển mới cho Danh mục các loài rong biển Việt Nam. Đã ghi nhận 01 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng cần ưu tiên bảo vệ trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 03 loài rong biển nằm trong Nhóm I của Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ; 06 gen rong biển được cấp mã số trên ngân hàng gen quốc tế (GenBank); 43 loài rong biển kinh tế tại quần đảo Nam Du.

3. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc khai thác bền vững, sử dụng hợp lý nguồn lợi rong biển tại quần đảo Nam Du; góp phần đề xuất, quy hoạch thành lập khu bảo tồn biển quần đảo Nam Du.

Tiếp tục nghiên cứu xem xét đưa loài rong cùi bắp cạnh (Turbinaria decurrens) ra khỏi Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ, phục hồi và phát triển ở Việt Nam. Nghiên cứu lượng giá kinh tế giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp của rong biển quần đảo Nam Du làm cơ sở đề xuất các giải quản lý, bảo tồn, khai thác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển quần đảo Nam Du để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên sinh vật biển.