Toàn cảnh buổi Tọa đàm

          Tại buổi Tọa đàm, TS. Đặng Tất Thành đã trình bày tham luận về Xây dựng Đề án Công nghiệp sinh học ngành công thương đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể của Đề án là đấy mạnh, xây dựng và phát triển CNSN trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên nhóm sản phẩm trong nông nghiệp, y dược, công thương. Phát triển tăng số lương doanh nghiệp CNSH để góp phần đóng góp đến năm 2025 là 5% và đến năm 2030 là 7 % GDP từ công nghệ sinh học; Đầu tư mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp CNSH, tổ chức KH&CN; Đào tạo nguồn nhân lực.

          Đại biểu cũng được nghe TS. Bùi Thị Thu Hiền, Viện nghiên cứu Hải sản giới thiệu các kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn từ các nhiệm vụ thuộc Đề án Công nghệ sinh học do Viện triển khai thực hiện từ 2010 – 2020. Viện đã hoàn thiện 07 quy trình công nghệ để áp dụng và chuyển giao tại các cơ sở sản xuất trong nước; Các nhiệm vụ thuộc đề án trong giai đoạn 2010 – 2020 đã đạt được 01 giải pháp hữu ích, 02 Quyết định chấp nhận đơn đăng ký Sở hữu trí tuệ; 10 bài báo và tham gia đào tạo  thạc sĩ, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành ...

          Trong phiên thảo luận, các đại biểu đã đưa ra các ý kiến thảo luận về các vần đề, định hướng xây dựng CNSN trong lĩnh vực công nghiệp chế biến như: trước hết là cần giải quyết cái gì? đi đến mục đích cuối cùng là gì? Có tạo được chuỗi giá trị và tái tạo nguồn nguyên liệu hay không? Có ô nhiễm môi trường hay không? Làm thế nào để doanh nghiệp thấy hứng thú và nhìn thấy tiềm năng đầu tư? Làm thế nào để nhà khoa học thăng hoa hết khả năng để nghiên cứu ra các sản phẩm chứa hàm lượng tri thức và công nghệ trong đó? Ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà khoa học thế nào? Nếu để thỏa mãn các yếu tố đó thì có bao nhiêu văn bản pháp luật phải thay đổi? Liên quan đến bao nhiêu Bộ Ban Nghành?.....

          Liên quan đến vần đề, định hướng xây dựng CNSN trong lĩnh vực thủy sản, Ông Nguyễn Viết Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản cho rằng định hướng phải gắn với phát triển theo chuỗi; Nên hỗ trợ, có những đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm để cải tiến quy trình công nghệ; Hướng đến các sản phẩm chủ lực quốc gia như: tôm, cá tra, cá ba sa, cá rô phi... Đây là những sản phẩm cần được ưu tiên để phát triển. Tập trung để phát triển một số dòng sản phẩm mới, đặc biệt là dòng sản phẩm nguyên liệu sẵn có, quan tâm đến mô hình sản xuất. Định hướng rõ sản phẩm thực phẩm và dòng sản phẩm phi thực phẩm. Cần chú ý phát triển những sản phẩm phi thực phẩm mang tính chất phi truyền thống. Ông cũng cho biết khu vực phía Nam chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngành thủy sản, các đề tài, dự án, chương trình cần ưu tiên cân đối theo vùng miền và gắn với sự phát triển của 05 trung tâm nghề cá lớn của cả nước.

          Kết thúc tạo đàm, các ý kiến đóng góp đã được ghi nhận và chuyển tới tổ soản thảo Đề án của Bộ Công thương.

Vũ Thị Thu Hằng, Bùi Thị Thu Hiền.